Kết nối - Cơ hội hợp tác
Mời viết đề xuất tóm tắt xin tài trợ từ SPARK

Mời viết đề xuất tóm tắt xin tài trợ từ SPARK

5

  

=”mso-bidi-font-weight: normal”>

 

 

 

 

 

 

 

Trung tâm Phát triển Doanh nghiệp Xã hội Tia Sáng (gọi tắt là Trung tâm Spark) là một tổ Phi chính phủ của Việt Nam, được hỗ trợ sáng lập bởi Tổ chức phát triển Hà Lan (SNV), Trung tâm Hỗ trợ cộng đồng nghiên cứu Phát triển (CECODES), Tổ chức PACT (USA) và Trung tâm Phát triển Nông thôn bền vững (SRD Vietnam).

Trung tâm Spark là một sáng kiến tiên phong trong giải quyết các vấn đề xã hội của Việt Nam qua việc thúc đẩy phát triển các Doanh nghiệp xã hội và một thị trường dịch vụ phát triển năng lực hiệu quả, minh bạch và dễ tiếp cận hơn.

Với sứ mệnh hỗ trợ năng lực cho các Doanh nghiệp xã hội có mong muốn nhân rộng các giải pháp và mô hình kinh doanh sáng tạo đã từng giải quyết thành công các vấn đề có liên quan đến người nghèo, các đối tượng thiệt thòi và bị ảnh hưởng khác trong xã hội, Trung tâm Spark mời các tổ chức, cá nhân, Doanh nghiệp xã hội quan tâm nộp Đề xuất tóm tắt.

Điều kiện tham gia Sáng kiến  

Tiêu chí tuyển chọn

Điều kiện tham gia:

Ứng viên phải là cá nhân hoặc các tổ chức lợi nhuận hay phi lợi nhuận của Việt Nam, hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh hoặc xã hội dân sự,

Các vấn đề xã hội liên quan đến người nghèo, các đối tượng thiệt thòi và ảnh hưởng khác mà giải pháp của các đề xuất giúp ưu tiên giải quyết bao gồm:

Tăng cường tiếp cận đến các dịch vụ cơ bản như: giảm nhẹ tác động của HIV/AIDS, chăm sóc sức khoẻ, giáo dục, nước sạch và vệ sinh môi trường.

Giảm thiểu các tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu và ô nhiếm môi trường.

Tạo việc làm và thu nhập

Cải thiện bình đẳng giới và nâng cao vị thế.

Tiêu chí: các đề xuất sẽ được xem xét theo các tiêu chí lựa chọn sau

Có bằng chứng đã thử nghiệm thành công giải pháp/mô hình kinh doanh có kết quả tác động ban đầu đến các đối tượng thiệt thòi ít nhất trong một năm gần đây.

Có tiềm năng nhân rộng/mở rộng tác động xã hội rõ nét đến người nghèo hoặc các đối tượng xã hội khác ở quy mô lớn hơn (ít nhất là 300 hộ).

Có tính sáng tạo về một hoặc nhiều phương diện như: đổi mới sản phẩm/dịch vụ, công nghệ, quy trình, mô hình kinh doanh, mô hình tài chính, kênh phân phối sản phẩm/dịch vụ, thương hiệu, cách tiếp cận khách hàng.

Có mô hình kinh doanh tốt và tiềm năng nhân rộng mô hình sang nơi khác.

Có bền vững tài chính cao: giải pháp được thị trường và xã hội chấp nhận, với mức độ hoàn vốn cao để tiếp tục duy trì các hoạt động sau khi hết tài trợ.

Có mức độ rủi ro thấp và có giải pháp hợp lý nhằm quản lý, giảm thiểu rủi ro.

Có tác động trực tiếp tới thị trường cung cấp dịch vụ nâng cao năng lực tại địa phương (sử dụng nhiều các dịch vụ nâng cao năng lực tại địa phương để hỗ trợ việc nhân rộng giải pháp/mô hình).

Ngoài ra, các đề xuất cũng sẽ được đánh giá về:

Thành tích, Kinh nghiệm quản lý, lãnh đạo của tổ chức/doanh nghiệp để triển khai nhân rộng giải pháp/mô hình.

Tính khả thi của Kế hoạch triển khai nhân rộng.

Khoản tài trợ của Trung tâm Spark

Khoản tài trợ của Trung tâm Spark tối đa là 500.000.000 đồng Việt Nam cho một Đề xuất, trong vòng 24 (hai mươi tư) tháng. Kế hoạch nhân rộng có thể nhiều hơn 24 tháng.

Các đóng góp tài chính của chủ đề xuất hoặc huy động từ các nguồn khác được đặc biệt khuyến khích. Yêu cầu tổ chức/cá nhấn gửi đề xuất phải có vốn đối ứng ít nhất 30% so với tổng ngân sách đề xuất cho phần thuê các dịch vụ nâng cao năng lực, phục vụ nhân rộng mô hình.

Khoản tài trợ của Trung tâm Spark là một khoản đầu tư mang lại tác động xã hội và phải được sử dụng chủ yếu cho việc mua các dịch vụ năng lực cần thiết tại địa phương để giúp nhân rộng giải pháp/mô hình.

Trung tâm Spark sẽ không hỗ trợ cho hoạt động: (i) nghiên cứu thử nghiệm; (ii) trang trải các khoản lỗ của tổ chức/doanh nghiệp; (iii) hoạt động cứu trợ khẩn cấp, thảm họa thiên tai; (iv) chi phí liên quan đến xây dựng; mua sắm, thuê mướn trang thiết bị, cơ sở vật chất kỹ thuật; (v) chi phí liên quan đến trả lương, phí quản lý để duy trì bộ máy; (vi) các chi phí khác không thuộc phạm vi tài trợ.

Quyết định đầu tư của Trung tâm Spark

Tùy thuộc vào mức độ sẵn sàng của giải pháp đã thử nghiệm và chất lượng của kế hoạch kinh doanh nhân rộng giải pháp, các đề xuất sẽ được phân loại theo 3 mức độ đầu tư sau:

Mức độ 3 – đầu tư hoàn toàn: Là các đề xuất đáp ứng cao các tiêu chí xét duyệt và sẵn sàng để Trung tâm Spark và các nhà đầu tư khác đầu tư. Mức đầu tư tối đa cho một đề xuất được duyệt này là 500.000.000 đồng Việt Nam.

Mức độ 2 – đầu tư một phần: Là các đề xuất không đáp ứng tất cả các tiêu chí hoặc ở mức độ thấp hơn, nhưng có tiềm năng phát triển nhân rộng cao. Trung tâm Spark có thể hỗ trợ kỹ thuật và một khoản đầu tư nhỏ, tối đa không quá 100.000.000 đồng Việt Nam cho một đề xuất, để giúp chủ đề án hoàn thiện và chứng minh kêt quả thực hiện mô hình. Sau giai đoạn hỗ trợ ban đầu, nếu Đề xuất đáp ứng được mức độ 3 có thể tiếp tục xin đầu tư hoàn toàn từ Trung tâm Spark.

Mức độ 1 – không đầu tư: Là các đề án không phù hợp với các tiêu chí đầu tư của Trung tâm Spark, và không được đầu tư.

Yêu cầu về hồ sơ và trình tự đăng ký.

Yêu cầu về hồ sơ:

Hồ sơ đăng ký phải cung cấp đầy đủ thông tin theo đúng biểu mẫu hướng dẫn. Việc cung cấp thiếu thông tin hay để trống các câu hỏi, biểu mẫu có thể gây bất lợi cho chủ đề xuất trong quá trình xem xét đầu tư.

Hồ sơ đăng ký phải được viết bằng tiếng Việt, hoặc tiếng Anh

Hồ sơ phải được chuẩn bị dưới định dạng tài liệu có đuôi *doc

Phông chữ là Arial, cỡ chữ 10, trên định dạng Unicode

Tên file tài liệu cần viết không dấu gồm: Tên chủ đề xuất và nơi triển khai nhân rộng chính. Ví dụ: nguyenvanhoa.bentre*doc.

File tài liệu có dung lượng không được vượt quá 2MB và phải gửi đến địa chỉ e-mail: nopdexuat@spark.org.vn (không cần gửi bản cứng qua bưu điện).

Hạn nộp hồ sơ:

Hạn chót nộp hồ sơ: 17h00 giờ, ngày 24 tháng 06 năm 2011.

Tất cả các Đề xuất nộp sau thời gian này sẽ được lưu và xem xét trong đợt tiếp theo (Thời gian cụ thể sẽ thông báo sau).

Hỗ trợ chuẩn bị Đề xuất tóm tắt

Trung tâm Spark đặc biệt khuyến khích các cá nhân/ tổ chức tham vấn rộng rãi các chuyên gia tư vấn, người có năng, lực hiểu biết về vấn đề tại địa phương hay bất cứ ai để giúp hoàn thiện Đề xuất tóm tắt một cách tốt nhất. Trong trường hợp cần thiết, các chủ đề xuất có thể tiến hành các nghiên cứu, đánh giá bổ xung để có thêm số liệu và thông tin mà Hướng dẫn yêu cầu.

Trung tâm Spark đã xây dựng mạng lưới Đại sứ Spark để phát hiện và hỗ trợ các chủ Đề xuất. Các chủ Đề xuất có thể liên hệ với một trong những Đại sứ này đề nhận sự hỗ trợ. Danh sách và địa chỉ liện hệ các Đại sứ có trong trang www.spark.org.vn

Sau khi sơ tuyển, trong thời gian dự kiến từ 27/06 đến 08/07/2011, chủ các giải pháp tiềm năng sẽ được mời tham dự “Hội nghị sàng lọc” do Spark và Đại sứ đồng tổ chức tại một số vùng trên cả nước.

Tất cả các tóm tắt Đề xuất được mời tham dự “Hội nghị sàng lọc” sẽ được Hội đồng thẩm định độc lập xem xét. Kết quả các đề xuất được chọn tham gia vào vòng trong – Viết đề xuất hoàn chỉnh, sẽ được Trung tâm Spark thông báo trong khoảng thời gian trung tuần tháng Bảy năm 2011.

Thông tin liên lạc

Mọi câu hỏi liên quan đến hướng dẫn này, các chủ đề xuất có thể liên hệ:

Nguyễn Anh Thịnh,

Phụ trách Tư vấn-Đầu tư Xã hội

Trung tâm Phát triển Doanh nghiệp Xã hội Tia Sáng

Phòng 401, Nhà B1, Khu Ngoại giao đoàn Vạn Phúc, 298 Kim Mã, Hà Nội, Việt Nam

Điện thoại cơ quan: 04 3726.4953. Điện thoại di động:0977.254.546 (trong giờ hành chính)

Email: thinhna@spark.org.vn

Ở Bến Tre và vùng phụ cận liên hệ Nhóm Sáng tạo Trẻ, phòng NCKH – QHQT, trường CĐ Bến Tre: Email sangtaotre2010@gmail.com. website: www.bentre.xudua.com

ĐT: 075 3545018

Đường dây nóng: 0988739732



Mẫu tóm tắt đề xuất tham gia sáng kiến

Hỗ trợ năng lực cho các Doanh nhân Xã hội

 

Phần I: Thông tin chung về chủ đề xuất và tổ chức của mình (tối đa 01 trang)

         Tên tổ chức/cá nhân:                   

         Người đại diện:

         Địa chỉ:

         Điện thoại:                          Thư điện tử:                               Trang web:

         Tư cách pháp nhân:

         Cơ cấu tổ chức:

         Hồ sơ về tổ chức (lịch sử phát triển và kết quả đạt được trong 2 năm gần đây nhất):

         Tóm tắt sơ lược về Ban lãnh đạo (bao gồm chuyên môn-kinh nghiêm, các kết quả và thành tích đã đạt được)

         Lĩnh vực hoạt động kinh doanh chính của tổ chức và phạm vi hoạt động

 

Phần 2: Tóm tắt thông tin về giải pháp/mô hình đã được thử nghiệm (tối đa 03 trang)

1. Tên giải pháp/mô hình:

 

2. Các vấn đề cần giải quyết

Vấn đề xã hội mà giải pháp đưa ra nhằm giải quyết và mức độ cấp bách của nó?

 

3. Đối tượng được hưởng lợi/Khách hàng

         Ai là đối tượng hưởng lợi/khách hàng của giải pháp?

         Tại sao các đối tượng này lại được chọn để tham gia và nhận hỗ trợ trong giải pháp?

 

4. Giải pháp/mô hình

         Mô tả giải pháp/mô hình (sản phẩm hoặc dịch vụ gì, công nghệ, v.v…) bạn đã áp dụng hoặc cung cấp nhằm giải quyết vấn đề xã hội đã nêu.

         Giải pháp đã được thực hiện bao lâu?

         Quy mô và địa bàn thực hiện giải pháp?

         Giải pháp được thị trường chấp nhận thế nào về sản phẩm, dịch vụ, chất lượng và giá cả?

         Mức độ thu hồi vốn của mô hình thử nghiệm là như thế nào?

         Các thông tin quan trọng khác giúp Mô hình/Giải pháp thành công (nếu có)?

 

5. Mức độ sáng tạo

         Giải pháp/mô hình mà bạn đề xuất có những khác biệt và ưu thế gì so với đơn vị khác?

         Nguồn gốc của giải pháp /mô hình này?

         Điều gì khiến cho giải pháp của bạn được thực hiện hiệu quả?

         Hãy làm rõ sự sáng tạo này đã mang lại các thay đổi tích cực nào trong mô hình kinh Doanh của bạn?

         Các thông tin khác về mức độ sáng tạo (nếu có)?

 

6. Các kết quả và tác động xã hội đạt được

         Những kết quả, thay đổi đáng kể mà giải pháp đã mang lại cho người hưởng lợi/khách hàng cho đến nay (ở cấp độ gia đình, toàn cộng đồng và xã hội)?

         Bao nhiêu hộ gia đình/người, đặc biệt là người nghèo và các đối tượng thiệt thòi, đã được hưởng lợi và mức độ họ được hưởng đến đâu?

 

Phần 3: Kế hoạch nhân rộng (tối đa 03 trang)

1. Cơ hội nhân rộng

         Những động lực chính để nhân rộng giải pháp là gì?

 

2. Kế hoạch nhân rộng:

         Mô hình sẽ được nhân rộng như thế nào (ở đâu, khi nào, ai làm)?

         Các hoạt động nào sẽ được tiến hành để nhân rộng, mở rộng giải pháp/mô hình?

         Quy mô dự kiến? Thời gian dự kiến?

         Phân tích thuận lợi, khó khăn, cơ hội, thách thức của đơn vị khi nhân rộng?

         Kế hoạch tài chính để thực hiện kế hoạch nhân rộng? Nếu không có nguồn tài trợ bên ngoài bạn sẽ thực hiện kế hoạch nhân rộng như thế nào?

 

3. Dự kiến Kết quả và tác động sau 24 tháng

         Nêu các kết quả tác động đạt được?

         Bao nhiêu hộ/người ở đâu, được hưởng lợi?

         Số người được nâng cao năng lực ?

         Số Nhà cung cấp dịch vụ được sử dụng?

         Các loại dịch vụ nâng cao năng lực được sử dụng?

 

4. Năng lực cần thiết để nhân rộng

         Nêu những năng lực bạn và tổ chức của bạn đã có?

         Nêu những năng lực bạn và tổ chức của bạn cần có?

         Ai là đối tác chính và vai trò của họ trong việc nhân rộng (nếu có)?

         Các nhân tố khác (chính sách, thị trường, nguồn lực…) có thể ảnh?

 

5.Kế hoạch ngân sách

Nêu kế hoạch ngân sách chi tiết để triển khai nhân rộng/mở rộng trong vòng 24 tháng tới.

Các dòng ngân sách

Đơn vị

Số lượng

Từ Spark

Đối ứng

Tổng

1. Chi phí dịch vụ phát triển/nâng cao năng lực phục vụ mở rộng thành công quy mô

 

 

 

 

 

 1.1

 

 

 

 

 

 1.2

 

 

 

 

 

 …

 

 

 

 

 

2. Chi phí Đầu tư phần cứng để nhân rộng

 

 

0

 

 

2.1

 

 

 

 

 

2.2

 

 

 

 

 

….

 

 

 

 

 

3. Chi phí quản lý và các chi phí khác

 

 

0

 

 

3.1

 

 

 

 

 

3.2

 

 

 

 

 

….

 

 

 

 

 

Tổng số

 

 

 

 

 

Lưu ý:

         Trung tâm Spark chỉ hỗ trợ cho các hoạt động nâng cao năng lực.

         Để xuất chỉ được xem xét khi đơn vị có ngân sách đối ứng tối thiểu 30% để thuê các dịch vụ phát triển/nâng cao năng lực cho các hoạt động nâng cao năng lực (mục 1).

         Các chủ đề xuất cần nêu rõ nguồn đối ứng do mình bỏ ra hay được tài trợ

         Nêu tổng ngân sách cần thiết để nhân rộng mô hình trong 24 tháng.

 

6. Các rủi ro:

         Các rủi ro (tài chính, thị trường, hoạt động, pháp lý, nhân lực…) khi nhân rộng là gì?

         Tổ chức/cá nhận sẽ giải quyết các thách thức đó ra sao?

 

Phần 4: Người cung cấp thông tin

Cung cấp tên và thông tin liên lạc của 2 cá nhân biết rõ công việc của bạn

Người thứ nhất:

Chức vụ:

Điện Thoại:                      

Thư điện tử:

Người thứ hai:

Chức vụ:

Điện Thoại:                      

Thư điện tử:

 

Vui lòng cho biết bạn nhận được thông báo này về Trung tâm Spark thông qua phương tiện thông tin nào?

Báo điện tử (xin nêu tên cụ thể):                      

Mạng lưới (xin nêu tên cụ thể):     

Đại sứ của Trung tâm Spark         :                         

Nguồn khác (xin nêu tên cụ thể):            

Tôi khẳng định mọi thông tin trong hồ sơ đăng ký là xác thực. Bằng việc gửi Hồ sơ tham gia, tôi đồng ý để Trung tâm Spark sử dụng các thông tin do tôi cung cấp nhằm phục vụ quá trình xét duyệt và các hoạt động của Spark.

Chữ ký

 

 

 

 

Họ tên:

Ngày………….tháng………năm 2011

 

 

 

 

 

 

QUY TRÌNH TUYỂN CHỌN SÁNG KIẾN SPARK

 

Bước

Hoạt động

Mô tả

Nguồn

Thời gian

1

Mời tóm tắt đề xuất

Mỗi năm Spark kêu gọi ý tưởng 1-2 lần thông qua báo chí, websites và các mạng lưới.

Spark

30 ngày

2

Sơ tuyển Đề xuất

a.   Với các đề xuất do Đại sứ phát hiện và hướng dẫn, việc sơ tuyển do Đại sứ tiến hành.

b.   Với các Đề xuất nộp trực tiếp cho Spark, việc sơ tuyển sẽ do Ban đánh giá (chuyên gia bên ngoài) tiến hành.

Đại sứ, Chuyên gia

Trong suốt quá trình nhận

3

Hội nghị “Sàng lọc sáng kiến xã hội”

Các Đề xuất nộp đúng hạn và quan vòng Sơ tuyển được mời tham gia Hội nghị “Sàng lọc sáng kiến xã hội”.

Đại sứ, Spark, Chuyên gia bên ngoài

1 ngày

4

Đánh giá các ý tưởng

Tất cả các đề xuất được sơ tuyển sẽ được Ban đánh giá độc lập thẩm định lại nhằm không bỏ sót các Đề xuất tốt bị loại tại Hội nghị Sàng lọc. Spark sẽ thông báo kết quả từ Ban đánh giá.

Ban đánh giá, Spark

14 ngày

5

Viết đề xuất đầy đủ

Căn cứ vào tình hình thực tế, Spark sẽ tổ chức Hội thảo hướng dẫn viết đề xuất đầy đủ cho Những ứng viên được chọn vào vòng trong

Spark, Đại sứ + ứng viên được chọn

30 ngày

6

Đánh giá bản Đề xuất đầy đủ

Bản đề xuất đầy đủ cuối cùng được Ban đánh giá, bao gồm cả việc đến Đánh giá tại hiện trường.

Ban đánh giá, Spark

15 ngày

7

 

Quyết định tài trợ

Dựa trên Kết quả từ Ban đánh giá, Ban quản trị Spark sẽ gặp các ứng viên để đánh giá và ra quyết định cuối cùng về việc tài trợ. Spark sẽ thông báo kết quả cuối cùng và các bước tiếp theo cần thực hiện.

Ban quản trị Spark, các ứng viên

05 ngày

8

Thỏa thuận và ký hợp đồng

Spark và các ứng viên được chọn sẽ thương thảo và kí Thỏa thuận thực hiện ý tưởng.

Spark

 1-2 tuần

 

(Nguồn: SPARK; TH và biên tập: Phan Thanh Sử- TNV STT)