DA Dạy Chữ Dạy Nguời
Tham luận của nhóm thực hiện Dự án “Hội thi thiết kế bài giảng ngoại khóa giáo dục liêm chính cho thanh thiếu niên Bến Tre” – P/141

Tham luận của nhóm thực hiện Dự án “Hội thi thiết kế bài giảng ngoại khóa giáo dục liêm chính cho thanh thiếu niên Bến Tre” – P/141

5



Trưởng BĐH P/141 đang phát biểu tại Hội thảo


Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Nguyễn Đức Hạnh (thứ 4 từ trái qua) chụp ảnh lưu niệm với chủ đề án và 6 thí sinh đạt giải của P/141
I- Thông tin tình hình và kết quả hoạt động, tiến độ dự án  

a) Công tác chuẩn bị triển khai dự án

Từ 1 – 19/2/2012, BĐH dự án đã tích cực triển khai công tác chuẩn bị về mặt thủ tục và khảo sát thực địa, nắm tình hình các trường tham gia dự án. Làm việc với ban tổ chức Chương trình VACI và các đối tác, cơ quan chức năng có liên quan thống nhất các nội dung cơ bản cho công tác triển khai dự án, hoàn thiện kế hoạch triển khai dự án trình UBND tỉnh phê duyệt theo đúng hướng dẫn.

Ngày 20/2/2012, Dự án hội thảo, trưng cầu ý kiến  các chuyên gia thống nhất kế hoạch triển khai dự án, phát động hội thi cấp cơ sở và cấp tỉnh, thống nhất chọn các trường đầu mối của dự án để tổ chức hội thi; Tổ chức họp báo giới thiệu dự án.

Từ 25 – 26/2/2012, dự án gặp và làm việc với các nhà giáo lão thành, cán bộ lãnh đạo về hưu; đặc biệt là NGND, TS Đặng Huỳnh Mai, nguyên Thứ trưởng Bộ GD & ĐT, chủ tịch Hội Cựu giáo chức tỉnh Vĩnh Long xin ý kiến tư vấn chuyên môn triển khai Dự án, mời cô Đặng Huỳnh Mai làm chuyên gia của dự án.

Trước khi vào Hội thảo khởi động dự án, dự án đã mời các chuyên gia trao đổi chuyên môn, xây dựng nguồn tư liệu phục vụ dự án khá phong phú, ngoài hệ thống tài liệu do chương trình VACI phổ biến, dự án đã huy động nguồn tài liệu tại chỗ (từ các trường, ngành Thanh tra), từ Tổ chức Hướng tới Minh bạch với trên 600 tập sách, tài liệu rất bổ ích.

Tuy triển khai chậm do bị động về mặt thủ tục, song dự án đã hoàn thành các công việc liên quan đến cơ chế hoạt động theo hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền và nhà tài trợ, có bước chuẩn bị chu đáo trước khi bước vào các hoạt động chính thức.

Ngày 9/3/2012, tổ chức Hội thảo khởi động dự án, phát động hội thi thiết kế bài giảng ngoại khóa GDLC cho thanh thiếu niên Bến Tre cấp cơ sở và cấp tỉnh, tiếp nhận và phổ biến văn bản, tài liệu phục vụ cuộc thi từ cơ quan chức năng và các tổ chức có liên quan, chuẩn bị nhân sự và cơ chế hoạt động của Ban tổ chức hội thi cấp tỉnh.

Ngay sau hội thảo khởi động dự án, BĐH dự án đã họp thống nhất kế hoạch triển khai dự án, thể lệ hội thi, hệ thống tài liệu tham khảo của hội thi, tiếp tục hướng dẫn việc tham gia hội  thi cấp cơ sở và cấp tỉnh của dự án.

Đoàn đại biểu P/141 và đại diện Hà Nội ADC (thứ 2 từ trái qua)

b) Các hoạt động sau Hội thảo khởi động dự án

Ngày 20/3/2012, BĐH dự án tổ chức hội thảo với 11 trường đầu mối của dự án, tập huấn chuyên môn triển khai hội thi ở cơ sở; thống nhất lịch tổ chức hội thi cấp cơ sở ở 11 trường đầu mối, công bố và ra mắt ban tổ chức cuộc thi cấp tỉnh gồm 16 thành viên giúp BĐH dự án tổ chức hội thi cấp cơ sở và cấp tỉnh. Tại buổi làm việc này, đại diện 11 trường đầu mối của dự án đã chính thức ký biên bản ghi nhớ hợp tác tổ chức Hội thi thiết kế bài giảng ngoại khóa GDLC cho thanh thiếu niên Bến Tre cấp cơ sở. Dự án đã biên soạn và gửi đến 11 trường đầu mối hệ thống các biểu mẫu hướng dẫn hội thi cơ sở như: biểu mẫu ghi nhận bài dự thi, chấm bài, báo cáo kết quả, định hướng khung thể lệ, thang điểm chấm thi, biểu mẫu tài chính, phông trang trí hội thi, chương trình hội thi cấp cơ sở, tài liệu hỏi đáp phục vụ các đối tượng tham dự cuộc thi.

Từ ngày 2/4/2012 nhiều giáo viên, HSSV từ xã An Ngãi Tây, huyện Ba Tri, xã Lộc Thuận, huyện Bình Đại, xã Mỹ Thạnh, xã Phước Long, huyện Giồng Trôm, phường Phú Tân, Tp Bến Tre… điện thoại, email và trực tiếp đến văn phòng dự án tìm hiểu và trao đổi chuyên môn về bài dự thi, BĐH, các chuyên gia của dự án đã tiếp và làm việc, đáp ứng yêu cầu của thầy cô giáo và các đối tượng có cùng mối quan tâm.

Ngày 6/4/2012 BĐH dự án, BTC Hội thi cấp tỉnh nhận được 2 bài dự thi của thầy Nguyễn Vĩnh Trường giáo viên trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai, huyện Mỏ Cày Nam, đây là bài dự thi cấp tỉnh đầu tiên của dự án; Riêng ở Hội thi cấp cơ sở, trường THCS Mỹ Thạnh là đơn vị nhận bài sự thi sớm nhất, từ 26/3/2012. 

Trên cơ sở những bài dự thi ban đầu gửi vể dự án, BĐH dự án đã có văn bản hướng dẫn chuyên môn và trao đổi với các chuyên gia, ban giám khảo cấp trường về định hướng chấm bài, chương trình hội thi cấp cơ sở…

Từ 2 – 24/4/2012, các trường tích cực triển khai công tác chuẩn bị, giáo viên từ Ba Tri, Bình Đại, Giồng Trôm, Tp Bến Tre…trực tiếp đến gặp BĐH Dự án trao đổi thông tin về  thủ tục, chuyên môn tham gia hội thi, qua đó dự án nắm tình hình triển khai Hội thi cấp cơ sở. Trước khi vào Hội thi, các trường xin ý kiến tư vấn chuyên môn từ chuyên gia và triển khai nhiều vòng chấm sơ khảo, xét chọn bài vào vòng thi chung kết xếp hạng cấp cơ sở. Việc chấm thi các vòng đều công khai, minh bạch và kết quả có tính thuyết phục, tạo sự đồng thuận cao.

Ngày 14/4/2012, BĐH dự án đã có cuộc trao đổi thông tin hoạt động dự án với Đ/c Cao Văn Dũng – Tỉnh ủy viên, phó trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy.

Ngày 24/4/2012, thường trực BĐH Dự án họp phân công 3 nhóm công tác, thống nhất kế hoạch dự, kiểm tra hội thi cấp cơ sở tiến tới cấp tỉnh, thống nhất lịch phân công, hướng dẫn qui trình, hồ sơ tổng kết hội thi ở các trường đầu mối của dự án. Cũng trong ngày này, dự án tiếp nhận quà tài trợ của giám đốc Cty Dệt may Nguyên Dung – Tp Hồ Chí Minh, bà giám đốc đến thăm văn phòng dự án và trao 130 phần quà có trị giá tương đương 375 000 đ– 400 000 đ/1 phần.

Ngày 25/4/2012, Dự án tiếp nhận quà tài trợ cho dự án của Tổ chức Hướng tới Minh bạch gồm 40 phần quà (20 USB 4G, 20 áo thun) và nhiều tài liệu tham khảo.

Nhóm Sáng tạo Trẻ nhận 500 cuốn tập, viết, sách do Cty Dược, nhân bản đĩa CD do Trung tâm phát triển TN Hà Nội tặng thông qua Dự án Vàm Hồ làm quà tặng cho các đối tượng tham gia hội thi.

Ngày 25/4/2012, dự án làm việc với lãnh đạo phòng Pháp chế PCTN, Thanh tra tỉnh về tổ chức hội thi cấp cơ sở ở 11trường đầu mối, về việc chấm thi Hội thi thiết kế bài giảng ngoại khóa GDLC cho thanh thiếu niên Bến Tre cấp cơ sở, cấp tỉnh và các định hướng hợp tác xây dựng tài liệu truyền thông gắn kết hoạt động của dự án với hoạt động của phòng Pháp chế PCTN, Thanh tra tỉnh.

Ngày 26/4/2012 Dự án làm việc với Giám đốc sở Thông tin Truyền thông về hoạt động website dự án và hội thi cấp cơ sở ở 11 trường đầu mối của dự án, Hội thi thiết kế bài giảng ngoại khóa GDLC cho thanh thiếu niên Bến Tre cấp tỉnh.

Qua công tác chuẩn bị cho thấy sự hưởng ứng Hội thi thiết kế bài giảng ngoại khóa GDLC cho thanh thiếu niên Bến Tre của các trường, các tổ chức, cá nhân rất tích cực, có nhiều hoạt động rất cụ thể, thiết thực góp phần triển khai tốt Hội thi cấp cơ sở. Các phòng GD&ĐT và Hội Cựu giáo chức tp Bến Tre, huyện Bình Đại, Ba Tri, Giồng Trôm… các trường THPT Nguyễn Ngọc Thăng, THPT Nguyễn Thị Minh Khai, THPT Sương Nguyệt Anh, THPT Lê Anh Xuân, THCS Mỹ Thạnh, THCS Châu Hưng, THCS Thị trấn Ba Tri.. đã có nhiều hoạt động phối hợp, hưởng ứng triển khai dự án. Đặc biệt trường THPT Sương Nguyệt Anh, THCS Mỹ Thạnh còn có cơ chế hỗ trợ kinh phí cho thầy cô giáo tham gia cuộc thi cấp cơ sở.

Cô Tuyết Giang (trường THCS Mỹ Hoá, Tp Bến Tre – thứ 3 từ trái qua)  trao đổi với khách quốc tế của Hội thảo

c) Hội thi cấp cơ sở và cấp tỉnh của Dự án

Từ 27/4/ – 1/5/2012, BĐH, cán bộ kiểm tra dự án và các chuyên gia chính của dự án, đại diện cơ quan chủ quản dự án và các ngành chức năng: Thanh tra tỉnh; sở GD&ĐT, sở Thông tin Truyền thông, Trung tâm Thông tin Công tác Tuyên giáo; Hội Cựu giáo chức tỉnh, phòng VHXH Văn phòng UBND tỉnh…trực tiếp dự, chỉ đạo, hỗ trợ tổ chức 11 hội thi cấp cơ sở theo đúng qui trình và lịch đã thống nhất, hội thi cấp cơ sở của P/141 diễn ra và thành công tốt đẹp. Thanh tra tỉnh cử đoàn công tác đến dự và chấm thi ở 5 trường, cơ quan chủ quản tổ chức 2 đoàn công tác kiểm tra thực địa dự án 2 cuộc thi cấp cơ sở; phòng Giáo dục Trung học, sở GD&ĐT Bến Tre đã tổ chức 2 cuộc nói chuyện chuyên đề dành cho giáo viên quan tâm đến hội thi ở huyện Giồng Trôm…

Kết thúc vòng cơ sở, có 179 bài dự thi đến từ 58 trường trên địa bàn triển khai dự án gồm 6 huyện và 1 thành phố/9 huyện, thành phố trong tòan tỉnh; BĐH dự án, BTC hội thi cấp tỉnh căn cứ thể lệ và thực tế hội thi cấp cơ sở đã thống nhất xét chọn 13 thí sinh vào vòng thi chung kết cấp tỉnh ở 3 bảng: THPT và THCS: 5 thí sinh; THCS: 4 thí sinh và CĐ-TCCN, THCS và Tiểu học: 4 thí sinh.

Tại 11 Hội thi cấp cơ sở Ban tổ chức Hội thi đã trao 66 giải thưởng chính thức, hơn 80 giải thưởng phụ cho các tập thể và cá nhân với sự cổ vũ trực tiếp và đầy nhiệt tình của trên 3500 thầy cô giáo, phụ huynh học sinh, đại biểu các ngành tỉnh, huyện, xã, phường và HSSV đã khẳng định GDLC là tiền đề, nền tảng của việc phòng ngừa tham nhũng, góp phần xây dựng một xã hội minh bạch trong tương lai khi HSSV, TTN trưởng thành và lập thân, lập nghiệp, qua đó thể hiện một cách sinh động Hội thi là hoạt động thiết thực đưa Đề án137 vào cuộc sống.

Từ hội thi, giáo viên và các đối tượng có cùng mối quan tâm đã phát huy tính sáng tạo và linh hoạt khi thiết kế bài giảng, hoạt động ngoại khóa có tính thực tiễn cao, giúp HSSV, TTN tiếp cận vấn đề giáo dục đạo đức, GDLC, giáo dục phòng chống tham nhũng một cách thoải mái, cởi mở. Sự thành công của Hội thi góp phần tuyên truyền và cổ vũ GDLC cho TTN không chỉ ở 58 trường tham gia dự án mà trên phạm vi cả tỉnh và khu vực. Sự kết thúc tốt đẹp vòng thi cơ sở là những tín hiệu lạc quan giúp vòng thi chung kết cấp tỉnh tại trường CĐ Bến Tre vào đúng ngày ngày 19/5/2012 – nhân kỷ niệm 122 năm ngày sinh Bác Hồ kính yêu.

 Hội thi chung kết cấp tỉnh diễn ra và thành công tốt đẹp với sự tham dự xuyên suốt của đoàn công tác do Thanh tra Chính phủ và Ngân hàng thế giới dẫn đầu. Kết quả Hội thi đã trao 6 giải thưởng lớn là 1 chuyến tham quan, học tập mô hình giáo dục liêm chính tiêu biểu dự kiến tại Campuchia cho 6 thí sinh đạt giải nhất của Hội thi.

Sức lan toả của Hội thi làm cho các hoạt động bên lề Hội thi không kém phần sôi động: các trường THCS Mỹ Hoá, Tp Bến Tre, THP Lê Anh Xuân, phòng GD&ĐT huyện Ba Tri, trường CĐ Bến Tre đã có đề nghị với dự án về ý tưởng tiếp tục duy trì, nâng cấp và tổ chức Hội thi GDLC thành sự kiện giáo dục thường niên vào thời gian tới. Các thầy cô giáo trong vai “người dẫn chương trình” tại 11 hội thi đề xuất dự án kiến nghị các ngành chức năng quan tâm xây dựng chương trình tâp huấn và tổ chức hội thi “Người dẫn Chương trình học đường” nhằm giúp mỗi trường học có một người dẫn chương trình chuyên nghiệp thực sự thu hút và góp phần thiết thực nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức, giáo dục toàn diện từ những hoạt động tập thể.

Đặc biệt, thể theo nguyện vọng của các phóng viên đài truyền thanh các huyện trong vùng dự án, ý tưởng Liên hoan phim ngắn có tên gọi “Cuộc vận động Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh – Góc nhìn từ Hội thi thiết kế bài giảng ngoại khoá giáo dục liêm chính cho TTN Bến Tre” đã hình thành và thể nghiệm với sự tham gia tích cực của phóng viên các Đài truyền thanh huyện Ba Tri, Giồng Trôm, Thạnh Phú, Đài TH Bến Tre và cả những người làm nghề chụp ảnh, quay phim tư nhân… hứa hẹn những hoạt động khởi sắc cho công tác tuyền truyền của dự án trong thời gian tới.

II-  Một số kinh nghiệm bước đầu thực hiện dự án

1) Mặt mạnh

Hội thi đã khơi được nguồn cảm hứng từ các lực lượng giáo dục xã hội, thu hút được sự quan tâm của các ngành các cấp, huy động được sự tham gia của ngành Thanh tra ở địa phương vào các hoạt động của dự án. Khi thiết kế, dự án dự kiến sẽ có khoảng 30 trường tham dự Hội thi với khoảng 110 bài dự thi; thực tế có 58 trường tham dự với 179 bài dự thi. (Năm 2009, khi triển khai dự án VID2009/P122 (do Hội nhà báo Bến Tre làm cơ quan chủ quản) chỉ huy động được 25 bài dự thi dù trị giá giải thưởng của Dự án này cao gấp 3 lần Dự án P/141). Hội thi còn thu hút được sự quan tâm của các đối tượng nằm ngoài mục tiêu như giáo viên khối mầm non, doanh nghiệp, nhà chùa… Qua phỏng vấn, một hiệu trưởng của một trường mầm non tư thục tiêu biểu của tỉnh còn nhận định: "…hiệu ứng của Dự án Hội thi thiết kế bài giảng, hoạt động ngoại khóa GD liêm chính cho TTN Bến Tre là một sự kiện của giáo dục tỉnh nhà trong năm 2012”.

Hoạt động ngoại khóa được các trường quan tâm, tạo ra làn sinh khí mới, bắt nhịp với các cuộc vận động lớn của toàn xã hội và trường học từ điểm nhấn Giáo Dục Liêm Chính tạo nên sức hút và sự lan tỏa của cuộc thi và hoạt động của dự án.

Qua hội thi, các ngành chức năng, nhà trường phát hiện được nhiều vấn đề về chuyên môn, tổ chức hoạt động rất bổ ích, có tiềm năng phát triển thúc đẩy nâng cao hiệu quả đổi mới giáo dục đạo đức, giáo dục, rèn luyện toàn diện gắn với chủ điểm cụ thể: – lần đầu tiên hoạt động giáo dục của các trường được thực hiện trong môi trường mạng internet với tính ứng dụng cao; sự phối hợp với ngành Thanh tra trong công tác giáo dục toàn diện hướng đến ngăn ngừa, phòng chống tham nhũng từ xa.

2) Một số nhận xét chuyên môn

Điểm mới về phương thức GDLC thông qua các hoạt động của Hội thi

            Bài dự thi thiết kế hoạt động dựa trên nền tảng, chuẩn mực, giá trị đạo đức truyền thống (khai thác ca dao, tục ngữ: giấy rách phải giữ lấy lề; nghèo cho sạch, rách cho thơm…).

            Tạo ra sân chơi tri thức, giúp HSSV trải nghiệm qua các tình huống cụ thể, cùng sắm vai và cùng giải quyết vấn đề; Phát huy được vai trò chủ thể “tự giáo dục” của HS, các trường THCS Thị trấn Ba Tri có thí sinh HS lớp 9, trường CĐ Bến Tre có SV đạt giải nhất cấp tỉnh đã mở ra một kênh mới trong tự giáo dục cho HSSV các trường.

            Các tình huống giáo dục đều đưa ra thông điệp, định hướng cho HSSV biết bảo vệ lẽ phải, lên án và bài trừ cái xấu. Việc tổ chức sân chơi có tính tương tác cao, hấp dẫn bởi các phần quà có giá trị của nhà tài trợ và ý nghĩa của những câu hỏi có tính giáo dục toàn diện. Việc tham dự hội thi của lãnh đạo phòng GD& ĐT, Thanh tra huyện, cấp ủy, UBND xã, thị trấn, Ban đại diện phụ huynh HS, phóng viên Đài PTTH, Đài TT huyện, sự tham gia của các chuyên gia dự án, các cơ quan chức năng cấp tỉnh tại các hội thi… đã mở rộng diện và sức lan tỏa của Hội thi, bên hành lang cuộc thi nhiều vấn đề có liên quan đến GDĐĐ, GDLC, giáo dục PCTN cho HSSV và TTN ở địa phương đã gợi mở hướng hợp tác giữa các lực lượng GD với nhiều triển vọng. Phòng GD&ĐT Ba Tri, trường THPT Lê Anh Xuân, THCS Mỹ Hòa, Tp Bến Tre, trường CĐ Bến Tre … đã thống nhất về nguyên tắc đề nghị dự án hợp tác duy trì, nhân rộng hội thi trở thành sự kiện giáo dục thường niên…

            Một điểm sáng ghi nhận từ Hội thi: không chỉ các môn có thế mạnh về GD tư tưởng, đạo đức học sinh như Ngữ văn, GD công dân, Ngoại ngữ…, giáo viên bộ môn Mỹ thuật, Toán, Lý, Thể dục, tiếng Anh… đã mang đến Hội thi một cái nhìn rất tích cực và thực tế về giáo dục liêm chính – giáo dục đạo đức cho HSSV và thế hệ trẻ. Ví dụ như từ bức tranh dân gian mang tính trào lộng “Đám cưới chuột” đã giúp học sinh cụ thể hoá khái niệm “LIÊM CHÍNH”…

Khai thác có hiệu quả các hoạt động ngoại khoá về giáo dục đạo đức

            Các thầy cô quá bám sát khái niệm “LIÊM CHÍNH”, “THAM NHŨNG”, hoặc vận dụng một cách cứng nhắc nên có vẻ “đây là những chiếc áo quá rộng” (nhất là khái niện “tham nhũng” theo nhận định của trưởng phòng Pháp chế PCTN, Thanh tra tỉnh) so với tầm nhận thức của HS, từ đó các hoạt động thiếu sự linh hoạt, thiếu các dẫn dắt mang nội hàm của giá trị, đôi lúc chuyển ý rất nhanh chưa khai thác hết các tình huống giáo dục; chưa phân tích, lý giải để HSSV có cái nhìn khách quan, biết phản biện và tạo lập niềm tin vào giá trị.

            Ví dụ: khi đưa ra tình huống bố mẹ nhận quà biếu, các thầy cô chưa hướng dẫn cho học sinh phân biệt giữa quà và hối lộ; còn có cái nhìn một chiều là nhận quà là sai trái (cần đưa tình huống cụ thể hơn: nhận nải chuối, quả bưởi hay vàng bạc, vật chất có gía trị cao…)

            – Các thiết kế chưa đi sâu vào bản chất của giáo dục đạo đức, chưa kết nối cao giữa lý luận với thực tiễn:

+ Lợi ích, gía trị bền vững của liêm chính mang đến cho đến xã hội, cho mọi người: công bằng (1)

+ Tác hại của các hành vi phi liêm chính: tăng chi phí giao dịch tạo gánh nặng cho doanh nghiệp và người tiêu dùng, lãng phí đầu tư công, gây xói mòn niềm tin giữa người với người…(2)

(1, 2): có thể dùng bức tranh có 2 mảng màu sáng-tối để HSSV nhận diện các hành vi, lựa chọn cách giải quyết, đặt vào mảng màu phù hợp.

+ Chưa khai thác triệt để bài học về giá trị:

Tri thức → Niềm tin → Tạo giá trị cốt lõi → Kỹ năng ra quyết định → Ứng xử có văn hoá → Lãnh đạo.

            – Tại Hội thi cấp tỉnh, 13 các thầy cô giáo, HSSV dự thi chung kết đã được dự án tư vấn, hoàn thiện sản phẩm của mình, mang đến hội thi những sản phẩm có tính giáo dục và tính tương tác cao, khai thác triệt để hiệu quả ngoại khóa GDLC cho HSSV.

Qua hội thi cấp cơ sở đã khẳng định, trong thời gian ngắn, bộn bề nhiều công tác chuyên môn, song các thí sinh đã đầu tư cho hội thi với bài thiết kế có tính tâm huyết cao, tạo ra sức lan tỏa lớn; các trường tham gia dự án, triển khai hội thi cấp cơ sở đều bày tỏ sự mong muốn tiếp tục được hợp tác tổ chức những hoạt động bổ ích, mang tính giáo dục cao trong sự nghiệp trồng người của ngành GD Bến Tre.

3) Công tác thông tin, truyền thông của Dự án

Thông tin liên lạc giữa BĐH Dự án, BTC hội thi các cấp nhìn chung đảm bảo thông suốt tốt nhất là các trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai, THCS Mỹ Thạnh, THCS Thị trấn Ba Tri, THPT Sương Nguyệt Anh, THCS Châu Hưng…

Đặc biệt, thông tin về Dự án đã được cập nhật trên website tỉnh Bến Tre, báo in và website báo Đồng Khởi, bản tin Đài PTTH Bến Tre; các website trong và ngoài tỉnh như:

12- http://www.bentre.gov.vn/index.php?option=com_content&task=view&id=12325&Itemid=36

Ngoài ra, Dự án đã kịp thời cập nhật thông tin hoạt động trên website nhóm Sáng tạo Trẻ, tính từ ngày khởi động đến 22g ngày 8/8/2012 có33798 lượt truy cập; chưa tính truy cập ở 4 trường có website riêng.

4) Việc giải ngân và sử dụng kinh phí của Dự án

Dự án đã tuân thủ qui định về sử dụng kinh phí của nhà tài trợ; tính đến kết thúc vòng thi cơ sở đã giải ngân đạt 73, 23 % kinh phí từ giải thưởng VACI; đạt 35, 89 % kinh phí đối ứng nguồn từ trường CĐ Bến Tre.

5)Hạn chế

Do dự án triển khai chậm so với tiến độ 4 tháng, khi được triển khai lại trùng với các cao điểm thi cử, hoạt động chuyên môn của các trường… nên tuy là mô hình mới, có sức hấp dẫn nhưng hội thi vẫn không tránh khỏi hạn chế, lúng túng và bị động từ khâu khảo sát, chọn trường làm đầu mối, sự kết nối các đối tác đến việc chuẩn bị cơ sở vật chất (ngay cả trường đạt chuẩn quốc gia vẫn bị động về micro, máy chiếu, kết nối trình chiếu băng hình….khi triển khai một hoạt động giáo dục tập thể). Về thời gian, nhìn chung các hội thi đều kéo dài từ 4,5 – trên 5 giờ (tiến hành từ 7g30) có hội thi kéo dài đến 1 giờ trưa. Các trường đăng cai đều rất tiếc không có đủ nguồn lực để có thể tổ chức cho tất cả thí sinh dự thi trình bày sản phẩm của mình.

Một số trường tổ chức chấm sơ khảo có giảng dạy chính thức (THCS Mỹ Hóa…) việc tổ chức Hội thi chung kết xếp hạng nhẹ nhàng và gọn hơn, trường có thực hiện phiếu chấm điểm riêng từng bài (TH Nguyễn Trí Hữu, THCS Thị trấn Ba Tri…) việc đánh giá có cơ sở khoa học và tổng kết theo dõi thuận lợi hơn. Còn một vài trường chưa in kịp bài dự thi và chuẩn bị đủ hồ sơ chấm bài gửi trước cho ban giám khảo gây khó khăn và kéo dài thời gian chấm thi.

Việc cấp giấy chứng nhận/giấy khen cho người đạt giải còn bị động, trường THCS TT Ba Tri, THCS Mỹ Thạnh, Giồng Trôm đã thống nhất với Phòng GD&ĐT cấp giấy khen, các trường khác in giấy Chứng nhận rất trang trọng…nhưng vẫn chưa thực hiện cấp chứng nhận cho 177 thí sinh có bài dự thi như nguyện vọng của tất cả những người dự thi.

 Việc hoàn thành hồ sơ chuyên môn và chứng từ thanh toán sau hội thi vẫn triển khai chậm, còn 3 trường chưa thể hoàn thành ngay sau hội thi như đã thống nhất.

Đặc biệt, về mặt thủ tục, quá trình triển khai dự án gặp một số trở ngại (kéo dài thời gian thẩm định, cho phép triển khai, phê duyệt đến 2 lần, nội dung phê duyệt, cho ý kiến chỉ đạo khó vận dụng thực hiện…); một số hoạt động phải điều chỉnh, thay đổi so với dự kiến ban đầu gây bị động và ức chế cho nhóm thực hiện và người tham gia.

 

II- Một số kiến nghị triển khai dự án giai đoạn giữa kỳ còn lại

 

Căn cứ tình hình và kết quả hoạt động giữa kỳ,theo kế hoạch triển khai dự án đã được nhà tài trợ và UBND tỉnh  phê duyệt; BĐH dự án kiến nghị 3 vấn đề sau:

1-Nhà tài trợ, Chương trình VACI, Thanh tra chính phủ, UBND tỉnh Bến Tre và cơ quan chủ quản tăng cường quan tâm, sâu sát và hỗ trợ dự án dự án tổ chức tốt các hoạt động đã đề ra trong kế hoạch giữa kỳ còn lại; các trường đầu mối và các trường tham gia dự án cập nhật thông tin thúc đẩy quá trình tổng kết, đánh giá rút kinh nghiệm triển khai hội thi, tạo điều kiện thuận lợi cho dự án phối hợp tổ chức chuyến công tác, giao lưu học tập hình GDLC tại Hà Nội thay thế chuyến đi Campuchia cho các thí sinh đạt giải.

2- Dự án đề nghị các cố vấn, chuyên gia, tư vấn Chương trình VACI và của dự án đóng góp ý kiến chuyên môn, hỗ trợ dự án biên soạn tập tài liệu Kỷ yếu dự án dưới dạng sổ tay cẩm nang Giáo dục liêm chính cho thanh thiếu niên Bến Tre. Đề nghị Chương trình VACI có định hướng cho nhóm các dự án VACI2011 có cùng đối tượng tác động là HSSV, TTN; từ đó hình thành mạng lưới hỗ trợ thực hiện chương trình thí điểm Đề án đưa nội dung phòng, chống tham nhũng vào chương trình giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng theo Quyết định số 137/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

3- Kính đề nghị nhà tài trợ, Chương trình VACI, Thanh tra chính phủ, UBND tỉnh Bến Tre và các cơ quan hữu quan, các đối tác quan tâm trao đổi, xây dựng các chương trình hoạt động thiết thực giúp dự án và các trường, đơn vị có cùng mối quan tâm hiện thực hóa ý tưởng tiếp tục duy trì, nâng cấp và tổ chức Hội thi GDLC thành sự kiện giáo dục thường niên cũng như các định hướng nhân rộng dự án trong và ngoài tỉnh Bến Tre vào thời gian tới.

 
Trân trọng kính chào./.                                                
          
BAN ĐIỀU HÀNH P.141