Chuyên gia Nhật Bản thăm Cây Di sản Việt Nam – Cây Thiên Tuế, Đình Phú Nhuận, xã Phú Nhuận, thành phố Bến Tre
Ngày 16 tháng 01 năm 2025, bên lề các hoạt động nhân về Bến Tre dự Lễ kỷ niệm 125 năm Ngày thành lập tỉnh Bến Tre (1-1-1900 – 1-1-2025), 65 năm Ngày Bến Tre Đồng khởi (17-1-1960 – 17-1-2025); Công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận Ngày truyền thống tỉnh Bến Tre 17-1; tôn vinh và trao tặng danh hiệu “Công dân Đồng Khởi tiêu biểu” và “Công dân Đồng Khởi danh dự”, tỉnh Bến Tre lần thứ tư – năm 2025; Giáo sư Shimizu Masaaki – Trưởng bộ môn Tiếng Việt – Khoa Ngoại ngữ – Đại học Osaka, Nhật Bản đã có chuyến viếng thăm và tìm hiểu Cây Di sản Việt Nam – cây Thiên Tuế hơn 200 năm tuổi tại Đình Phú Nhuận.
GS. Shimizu Masaaki trao đổi với ông Trần Văn Kỵ, Chánh Bái – Trưởng Ban quản lý di tích đình Phú Nhuận (bìa phải ảnh phải) và TS. Phạm Văn Luân (ảnh trái). Ảnh: STT
Giáo sư Shimizu Masaaki là người rất quan tâm đến thành phố Bến Tre bởi cách nay trêm 30 năm Giáo sư có nhiều lần đến làm việc ở thành phố Bến Tre, tháng 6/2022 Giáo sư đã đến thăm và tìm hiểu Cây Di sản Việt Nam – cây Bạch Mai trên 300 năm tuổi tại Đình Phú Tự, xã Phú Hưng. GS. Shimizu Masaaki đã dành thời gian trao đổi với Chánh Bái Trần Văn Kỵ (sinh năm 1937), người có trên 60 năm theo dõi, chăm sóc cây Thiên Tuế, Giáo sư đã nồng nhiệt chúc mừng Đình Phú Nhuận và thành phố Bến Tre có cây Di sản thứ 2, một sự kiện theo Giáo sư rất quan trọng bởi Cây Di sản là biểu tượng truyền thông bảo vệ cảnh quan, bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường, có giá trị nâng cao vai trò, nhận thức của cộng đồng về cảnh quan thiên nhiên, đa dạng sinh học và sinhy thái nhân văn trong bối cảnh biến đổi khí hậu.
GS. Shimizu Masaaki vui mừng được biết Cây Thiên Tuế, đình Phú Nhuận, Thành phố Bến Tre là cây Di sản đầu tiên của Đồng bằng sông Cửu Long được công nhận trong năm 2025, là cây Di sản Việt Nam thứ hai của thành phố Bến Tre, cây Di sản Việt Nam thứ 7 của tỉnh Bến Tre (6 cây Di sản còn lại gồm ở Ba Tri 4 cây, Tp. Bến Tre 1 cây, huyện Bình Đại 1 cây).
GS. Shimizu Masaaki đánh giá cao sáng kiến cây Di sản Việt Nam và và chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc, bảo tồn cây cổ thụ ở Nhật Bản với Ban Quảm lý Đình Phú Tự, đại diện nhóm Sáng tạo Trẻ và Chi hội Sáng tạo Trẻ, Hội Di sản văn hóa tỉnh Bến Tre… Giáo sư cho rằng, cây Di sản Việt Nam. Cụ thể là cây Thiên Tuế cổ thụ, không chỉ đáp ứng mục tiêu: bảo tồn nguồn gen quý, tiêu biểu của Việt Nam, minh chứng cho sự phong phú, đa dạng của hệ thực vật Bến Tre với bạn bè thế giới, mà còn trực tiếp quảng bá, nâng cao giá trị văn hoá Bến Tre, góp phần phát triển du lịch sinh thái, du lịch tâm linh tỉnh Bến Tre và Việt Nam.
Kết thúc chuyến thăm, Giáo sư Shimizu bày tỏ sự tin tưởng cây Thiên Tuế cổ thụ được công nhận là cây Di sản Việt Nam sẽ đưa đình Phú Nhuận trở thành 1 điểm đến du lịch giáo dục lịch sử-văn hoá và sinh thái nhân văn theo các kết quả nghiên cứu của Chương trình “Bảo tồn di tích Bến Tre theo bóng cây Di sản Việt Nam” do TS. Phạm Văn Luân, trường ĐH Văn hóa Tp. Hồ Chí Minh cố vấn nhóm Sáng tạo Trẻ Bến Tre thực hiện từ năm 2022, từ đó mở ra cơ hội lớn kết nối các tuyến, điểm du lịch sinh thái nhân văn ở thành phố Bến Tre từ cây Di sản ở thành phố Bến Tre.
Giáo sư Shimizu chúc Ban Quản lý Đình, bà con nhân dân xã Phú sớm huy động được nguồn lực đảm bảo chăm sóc bảo vệ cây Thiên Tuế, đình Phú Nhuận phát triển xanh tươi, trường tồn như tên gọi “Thiên Tuế”!
Cũng nhân dịp tìm hiểu cây Di sản Việt Nam – cây Thiên Tuế, Giáo sư Shimizu đã đến thăm Làng Văn hóa Du lịch Chợ Lách, nghề truyền thống hoa kiểng và cây trái Cái Mơn, viếng Nhà Bia Trương Vĩnh Ký – Di tích lịch sử – Văn hóa cấp tỉnh của Bến Tre. Dịp này, TS. Phạm Văn Luân đã chia sẻ về quá trình tiếp cận, xây dựng hồ sơ đăng ký Cây Di sản Việt Nam đầu tiên của huyện Chợ Lách – Cây Măng Cụt trêm 100 tuổi ở xã Tân Thiềng./.
(KN, STT)