Tọa đàm quốc tế “Di sản Việt: Bảo tồn, Kết nối và Phát huy” hướng đến ngày Di sản văn hóa Việt Nam
Hoà trong không khí chào mừng Ngày Di sản văn hoá Việt Nam (23/11), ngày 14/11/2024, Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam, UFV phối hợp với ĐH Osaka, Nhật Bản và nhóm Nghiên cứu trường Đại học Văn hoá Thành phố Hồ Chí Minh, Chi hội Sáng tạo Trẻ, Hội Di sản văn hóa tỉnh Bến Tre tổ chức sự kiện gặp gỡ và trao đổi về Di sản Việt: Bảo tồn, Kết nối và Phát huy dưới 2 hình thức trực tiếp và trực tuyến tại 3 đầu cầu: ĐH Osaka, Nhật Bản, ĐH Havard, Hoa Kỳ và UFV, Thành phố Hồ Chí Minh.
Phát biểu mở đầu buổi gặp gỡ T.S Nguyễn Nam giới thiệu Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam – VSC và các định hướng hợp tác, đặc biệt là hạt động số hoá di sản ở Việt Nam.
Nhằm thảo luận các biện pháp bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa của các danh nhân nổi tiếng như Danh nhân văn hóa thế giới Nguyễn Đình Chiểu, bác học Trương Vĩnh Ký và KTS Huỳnh Tấn Phát. TS. Phạm Văn Luân đã trình bày báo cáo về các ý tưởng/dự án nghiên cứu giúp đại biểu dự Tọa đàm có thông tin tập trung vào bàn thảo việc tiếp cận tư liệu cổ trong dân gian, khai thác ký ức, tư liệu được gìn giữ qua lời kể của các hậu duệ, góp phần làm sống động và lưu truyền những giá trị đặc sắc của các danh nhân. Đặc biệt trong báo cáo của mình, TS. Phạm Văn Luân đã chia sẻ những nỗ lực vinh danh Nguyễn Đình Chiểu ở Ukraine từ năm 2022 đến nay, nhất là sự kiện nữ đạo diễn Ivanchenko Elena Igorevna đã dày công cùng nhà hát của mình dựng và công diễn vở múa rối Lục Vân Tiên thành công sau khi nước này tái bản Lục Vân Tiên tiếng Ukrane sau hơn 40 năm lần đầu tiên được in ở Ukraine.
Ông Nguyễn Minh Tâm- hậu duệ nhà bác học Trương Vĩnh Ký (Chắt đời thứ 6 bên mẹ) đã có những chia sẻ vô cùng xúc động và tự hào khi trong dòng họ lại có một người tài giỏi, xuất chúng như cụ Trương Vĩnh Ký. Ngay buổi gặp gỡ, ông đã giới thiệu về quyển hồi ký của bác học Trương Vĩnh Ký, được truyền qua nhiều đời, đến đời ông đã được cất giữ rất cẩn trọng.
Với sự kết nối của T.S Phạm Văn Luân, ông Tâm- người làm trong lĩnh vực kỹ thuật, mới hiểu sâu sắc những giá trị từng trang hồi ký. Khi trong đó là hồi ký của một đời người được viết bằng thơ trong bối cảnh đất nước có nhiều biến động. Chính những trang hồi ký này sẽ là minh chứng rõ nhất cho những sự kiện lớn tại Việt Nam thời điểm đó hoặc sẽ là những phát hiện mới cho các sự kiện mới chưa được ghi chép lại. Tất cả đều có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong giá trị lịch sử, văn hoá, giáo dục. Việc số hoá hồi ký của bác học Trương Vĩnh Ký sẽ tạo ra những tiền đề phục vụ giáo dục cho thế hệ trẻ về một nhà bác học tài ba. Đây sẽ là cơ hội cho sự kiện lần đầu tiên cuốn hồi ký về cuộc đời của bác học Trương Vĩnh Ký được công bố bằng phương pháp số hoá mới nhất.
Ông Tâm cũng bày tỏ về việc bảo tồn các tài liệu do gia đình gìn giữ. Sau khi, làm biên bản giao tài liệu cho Trung tâm nghiên cứu Việt Nam số hoá. Tiếp theo ông sẽ bàn bạc với gia đình để trao tặng hồi ký của bác học Trương Vĩnh Ký cho đơn vị uy tín nhằm phụng sự cho khoa học – một sự nghiệp to lớn mà bác học Trương Vĩnh Ký đã dấn thân và có những thành tựu quan trọng cho dân tộc và nhân loại lúc sinh thời. Với mong muốn những tài liệu đó sẽ là cơ sở phục vụ các đề tài nghiên cứu về bác học Trương Vĩnh Ký sau này của các nhà nghiên cứu.
Buổi gặp gỡ còn nhận được sự quan tâm của ông Huỳnh Trung Hiếu- cháu nội đích tôn của KTS Huỳnh Tấn Phát. Theo lời chia sẻ của ông, gia đình và ông rất hy vọng vào các việc số hoá các bản thuết kế kiến trúc còn để lại của ông nội mình, gia đình sẵn sàng giao lại cho Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam thực hiện số hoá và bảo tồn.
Tại buổi nói chuyện, ông mong muốn các bên liên quan sau khi số hoá sẽ tích hợp các tư liệu di sản lại thành một hệ thống bài bản, theo trình từ thời gian từ các năm, tháng đến các sự kiện lịch sử trên một trang web thông tin uy tín, vì không phải ai cũng có chuyên môn để tìm hiểu. Trong khi trên thì mạng quá nhiều thông tin, không chọn lọc được. Điều này gây ra khó khăn cho những người muốn tìm hiểu về các nhân vật, tư liệu hay di sản văn hoá. Lắng nghe đóng góp từ phía hậu duệ của các danh nhân, Giám đóc Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam đã xin tiếp thu để có thể số hoá di sản quý báu này trong dân gian đầy đủ và bài bản nhất.
Khác với các hậu duệ của các danh nhân. GS. Shimizu Masaaki- Công tác tại Đại học Osaka, Nhật Bản chỉ có một tình yêu sâu sắc đến Việt Nam và đặc biệt là văn hoá Việt Nam. Với các tư liệu Hán-Nôm và tâm huyến bảo tồn di sản Hán-Nôm do bà Châu Anh Phụng gìn giữ đã thôi thúc GS. Shimizu Masaak tới Việt Nam. Trong chuyến đi, Giáo sư đã trực tiếp xuống gặp gỡ, trò chuyện cùng bà Châu Anh Phụng. Giáo sư đã tận tay chạm lên các tài liệu cổ do bà Châu Anh Phụng cất giữ. Tại buổi trò chuyện Giáo sư chia sẻ những tâm huyết của bà, cũng như so sánh các bản Lục Vân Tiên hiện đang lưu hành cũng với bản Lục Vân Tiên bà Châu Anh Phụng đang có. Giáo sư bày tỏ mong muốn Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam số hoá lại những tài liệu đó, để tránh tình trạng để lâu sẽ mục nát, hư hỏng.
Buổi gặp gỡ là tiền đề cho một Toạ đàm quốc tế do khoa Quản lý Văn hóa nghệ thuật, trường ĐH Văn hóa Tp. HCM và Trung tâm Việt Nam học, ĐH Osaka, VSC phối hợp tổ chức vào tháng cuối tháng 5, đầu tháng 6/2025. Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ Chương trình hợp tác của Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam, Đại học Văn hoá Thành phố Hồ Chí Minh và Đại học Osaka Nhật Bản. Hoạt động dự kiên bao gồm:
- Công tác chuẩn bị, số hóa tài liệu cố thu thập được trong dân; tố chức Tọa đàm nội bộ mỗi đơn vị sẽ bắt đầu từ tháng 12/2024.
- Sau Tọa đàm 1 tuần Họp thẩm định bản thảo Kỷ yếu, các tài liệu thu thập được số hóa, lập, thư mục, dịch thuật giải mã…Phân công phản biện, dịch thuật và thống nhất phương án ấn bản. Tháng 7/2025
- Xúc tiến công tác xuất bản, phát hành (trước mắt là bản điện tử), công bố bởi ĐH Osaka, tháng 7-12/2025.
- Ra mắt Kỷ yếu gồm 4 tập:
- Các bài viết Tọa đàm – Dự kiến tháng 6/2025.
- Số hóa tài liệu thu thập về Nguyễn Đình Chiểu (Dịp 203 năm ngày sinh của Ông – 1/7/2025).
- Số hóa tài liệu thu thập về Trương Vĩnh Ký (Dịp 188 năm ngày sinh của Ông 6/12/2025).
- Số hóa tài liệu thu thập về KTS Huỳnh Tấn Phát (Dịp 112 năm ngày sinh của Ông – 15/2/2025).
Công tác số hóa, phát huy và bảo tồn, kết nối di sản văn hóa có ý nghĩa quan trọng trong bảo vệ và lan tỏa các giá trị di sản. Số hóa giúp lưu trữ, bảo vệ và tái hiện di sản một cách bền vững, tăng cường khả năng tiếp cận và khám phá cho cộng đồng. Việc phát huy và kết nối di sản văn hóa thúc đẩy sự giao lưu, gìn giữ bản sắc văn hóa, tạo điều kiện cho sự sáng tạo, phát triển văn hoá một cách toàn diện. Qua số hóa sẽ góp phần gìn giữ truyền thống cho các thế hệ mai sau, đồng thời thúc đẩy sự kết nối, hiểu biết giữa các cộng đồng, gia tăng thêm ý nghĩa của ngày Di sản văn hóa Việt Nam trong đời sống học thuật.
Bài, ảnh Hồng Liên và Chi hội STT