TÀI LIỆU THAM KHẢO NỘI BỘ Phục vụ “Hội thi thiết kế bài giảng ngoại khóa giáo dục liêm chính cho thanh thiếu niên Bến Tre” – Dự án VACI2011 – P.141
Bên cạnh Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn, Luật Khiếu nại, tố cáo ngày 02 tháng 12 năm 1998, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo ngày 15 tháng 6 năm 2004, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo ngày 29 tháng 11 năm 2005, Kế hoạch Phát triển Kinh tế – Xã hội 5 năm 2006-2010, Luật Phòng, chống tham nhũng, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống tham nhũng ngày 04 tháng 8 năm 2007 và những nỗ lực cải cách trong quá trình hoạch định chính sách và ngân sách cũng đã đặt nền móng cho sự tham gia sâu sắc hơn nữa của người dân vào quá trình hoạch định những chính sách quan trọng và có hiệu quả, kiểm soát chất lượng các dịch vụ công. Một trong những ý tưởng sáng tạo bắt nguồn từ việc này là việc lấy ý kiến của người dân, đánh giá sự hài lòng của người dân đối với việc cung cấp dịch vụ công.
2- Đạo đức công vụ là những giá trị đạo đức và chuẩn mực pháp lý được áp dụng cho cán bộ, công chức, viên chức nhà nước và những người có chức vụ, quyền hạn khác khi thi hành nhiệm vụ, công vụ. Đạo đức công vụ thể hiện ở cách công chức xử sự và đóng góp để xã hội tốt đẹp hơn, bao gồm dịch vụ công tốt và từng cá nhân công chức cũng phải trau dồi để tiến bộ hơn. Đạo đức theo nghĩa rộng là một bộ phận của triết học nghiên cứu các giá trị đạo lý trong đời sống xã hội. Trong khu vực công, đạo đức là những tiền đề cơ bản của nhiệm vụ cán bộ công chức với vai trò “công bộc” của dân. Nói cách khác, đó là sự điều chỉnh và xem xét về mặt đạo đức các quyết định và hành động của cán bộ công chức trong quá trình hoàn thành chức trách hàng ngày khi làm việc để cung cấp dịch vụ chung của nhà nước và các tổ chức phi lợi nhuận. Đạo đức là những chuẩn mực trách nhiệm của cán bộ các tổ chức này mà người dân sẽ xem xét kỹ lưỡng.
3– Liêm chính công là việc áp dụng các giá trị và chuẩn mực công được công nhận trong hoạt động hàng ngày của các tổ chức trong khu vực công. Những nội dung quan trọng trong phòng ngừa tham nhũng cũng bao gồm khuyến khích việc tìm hiểu, cam kết và năng lực trong ra quyết định đạo đức cũng như xác định những nguy cơ dẫn tới vi phạm chuẩn mực liêm chính và các biện pháp phòng tránh.
4- Minh bạch là công cụ đặc biệt quan trọng, là giải pháp phòng chống tham nhũng mang tính chủ động, tích cực, là đòi hỏi của xã hội gắn liền với quyền được thông tin. Trong quản lý hành chính công, công khai, minh bạch đòi hỏi người dân phải được thông tin đầy đủ, kịp thời, chính xác về tất cả những gì pháp luật không cấm về quản lý hành chính nhà nước. Luật Phòng, chống tham nhũng và các văn bản pháp luật khác đã đưa vấn đề công khai, minh bạch trở thành một nguyên tắc chung cho hoạt động của mọi cơ quan, tổ chức, đơn vị và là nguyên tắc cơ bản của quản lý ngân sách nhà nước. Ở Việt Nam hiện nay, việc công khai hoá, minh bạch hoá hoạt động của bộ máy nhà nước nói chung, bộ máy hành chính nhà nước nói riêng là đòi hỏi quan trọng trong quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng nhà nước pháp quyền của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, xây dựng xã hội dân sự định hướng xã hội chủ nghĩa.
5– Quyền tiếp cận thông tin là quyền được tìm kiếm, tiếp nhận, sử dụng thông tin về hoạt động của các cơ quan nhà nước và các thông tin công khác thông qua các kênh thông tin chủ động, hợp pháp của người cung cấp thông tin hoặc yêu cầu, đề nghị các cơ quan, tổ chức, đơn vị nắm giữ các thông tin nêu trên cung cấp các thông tin đó theo quy định của pháp luật.
6– Sự tham gia của người dânlà quá trình nâng cao vị thế của những người có liên quan vào quá trình hoạch định chính sách, tham gia các hoạt động của địa phương và quyền giám sát các hoạt động của Chính phủ ảnh hưởng đến cuộc sống và sự phát triển của họ. Sự tham gia của người dân có thể dưới hình thức người dân đưa ra những ý kiến của mình về một chủ trương, chính sách hoặc về một văn bản pháp luật, một quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính có tác động đến quyền và lợi ích hợp pháp của họ.
7– Nền hành chính phục vụ là nền hành chính dân chủ, trong sạch, vững mạnh, chuyên nghiệp, hiện đại, trong đó đội ngũ cán bộ, công chức có đủ phẩm chất và năng lực, các cơ quan nhà nước hoạt động có hiệu lực, hiệu quả, đáp ứng tốt yêu cầu phát triển kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước. Nền hành chính phục vụ đóng vai trò phục vụ tốt nhất cho nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân chứ không phải để “hành dân”. Nói cách khác, nhu cầu có một nền hành chính công với những cán bộ công chuyên nghiệp và tích cực phục vụ quần chúng nhân dân ngày càng trở nên quan trọng bởi Việt Nam đang chuyển sang một bước phát triển mới về kinh tế – chuyển từ quốc gia có thu nhập thấp thành quốc gia có thu nhập trung bình.
8– Liêm chính là những hành vi và hành động phù hợp với các nguyên tắc và chuẩn mực đạo đức, được các nhân và tổ chức chấp nhận, tạo nên rào cản đối với tham nhũng.
Một người Liêm chính là một người
(i) Không bao giờ nói dối hay lừa dối, do đó được mọi người tin tưởng
(ii) Tuân thủ pháp luật trong mọi trường hợp
(iii) Không bao giờ chấp nhận hay đưa hối lộ
9– Bài giảng là một phần nội dung trong chương trình của một môn học được giáo viên trình bày trước học sinh. Các yêu cầu cơ bản về bài giảng là: định hướng rõ ràng về chủ đề, trình bày mạch lạc, có hệ thống và truyền thụ được nội dung, phân tích rõ ràng, dễ hiểu các sự kiện, hiện tượng cụ thể có liên quan và tóm tắt khái quát chung, sử dụng nhiều thủ pháp thích hợp như thuyết trình, chứng minh, giải thích, đàm luận, làm mẫu, chiếu phim… Bài giảng luôn được xem như một đơn vị nội dung của chương trình có độ dài tương ứng với 1 hoặc 2 tiết học.
10– Ngoại khoá là một hoạt động dạy học ngoài giờ học trên lớp, không được qui định bởi chương trình nội khoá. Tuy nhiên, nội dung hoạt động ngoại khoá liên quan tương hỗ với nội dung học tập trong chương trình, phù hợp hoàn cảnh địa phương và đặc điểm học sinh tham gia hoạt động. Trong giáo dục liêm chính cho HSSV và TTN, ngoại khoá là con đường có hiệu quả để cập nhật đầy đủ các kiến thức về GDLC cho HSSV; thông qua ngoại khoá GDLC, HSSV, TTN được khắc sâu, chuyển đổi hành vi, tự giác thực hành những gì đã học về GDLC, giáo dục công dân.
III. Các yêu cầu tham gia dự thi thiết kế bài giảng ngoại khóa giáo dục liêm chính cho thanh thiếu niên Bến Tre
Yêu cầu về nội dung:
Bài dự thi cần tập trung, nhưng không hạn chế, vào các chủ đề môn giáo dục công dân trong chương trình giáo dục TH, THCS, THPT, giáo dục chính trị trong các trường ĐH-CĐ-TCCN; ngoài ra có thể đề cập đến các vấn đề sau ở các môn học có tiềm năng tích hợp GDLC như văn, sử…:
(1) GDLC cho HSSV, TTN hôm nay hướng tới xây dựng một nền hành chính phục vụ cho tương lai: Các ý tưởng, thiết kế bải giảng, hoạt động ngoại khóa nhằm tăng cường trách nhiệm giải trình của tập thể, tổ chức và cá nhân, nhà cung cấp dịch vụ công, sẽ giải trình khi nào, giải trình như thế nào, và giải trình những gì; các biện pháp khuyến khích sự tham gia tích cực của công dân, HSSV, TTN; tổ chức đoàn thể xã hội vào việc lập kế hoạch, đóng góp ý kiến, cung cấp và giám sát các dịch vụ công. Các sáng kiến khuyến khích tinh thần “công bộc của dân” của cán bộ, công chức trong nền hành chính phục vụ từ ghế nhà trường.
(2) GDLC cho HSSV, TTN hôm nay để tăng cường liêm chính công và đạo đức công vụ ngày mai: ý tưởng, thiết kế bải giảng, hoạt động ngoại khóasáng tạo nhằm tăng cường đạo đức, tính trách nhiệm, ứng xử văn hóa của cán bộ, công chức, giáo viên, HSSV; các ý tưởng, thiết kế bải giảng, hoạt động ngoại khóađề cao các chuẩn mực và giá trị xã hội, chỉ ra các kẽ hở dễ dẫn tới vi phạm đạo đức và liêm chính của khu vực công cũng như các biện pháp để đưa các chuẩn mực và giá trị đó vào thực tế.
} Tuy nhiên, các ý tưởng, thiết kế bải giảng, hoạt động ngoại khóa với mục tiêu góp phần nâng cao tính liêm chính không nên bó hẹp trong và chỉ hướng vào phòng, chống tham nhũng, mà cần bắt đầu với giáo dục luân lý (ví dụ: thành công nghĩa là gì, đoàn kết với gia đình được hiểu ra sao, trung thực trong học tập được gì, mất gì, vì sao phải sống giản dị, tiết kiệm, tính trách nhiệm đối với bản thân, gia đình, nhà trường và cộng đồng ???)
} Hội thi trân trọng ủng hộ các ý tưởng, thiết kế bải giảng, hoạt động ngoại khóa đưa ra các sáng kiến khuyến khích và giáo dục một số giá trị sống nền tảng và nhân văn như: tính trung thực, tính liêm chính, tinh thần trách nhiệm, tinh thần dấn thân của người công dân, v.v.
} Khuyến khích các ý tưởng huy động cả các thành viên gia đình vào chương trình GDLC cho HSSV, TTN. Gia đình là một trong những nguồn ảnh hưởng lớn nhất; mặt khác gia đình, người ngoài nhà trường sẽ đem lại một luồng sinh khí mới cho GDLC, gây hứng thú cho những bài học đạo lý nhiều hơn, cụ thể và gần gũi hơn. Gia đình cùng với nhà trường và các đơn vị giáo dục và truyền thông là nguồn thông tin quan trọng nhất và cung cấp ví dụ gương mẫu trong GDLC.
} Làm sao cho GDLC tỏ ra đáng tin, thiết thực, và không chỉ dạy dỗ về chuẩn mực quy phạm, mà đề cập tới những trường hợp xung đột đạo đức khó xử mang tính đời thường và thực tế hơn nhằm tác động trực tiếp vào tình cảm, chuyển đổi hành vi một cách vững chắc.
} Sử dụng vốn kinh nghiệm dân gian trong GDLC thông qua các hình thức văn nghệ dân gian gần gũi, sống động, thông qua các tấm gương liêm khiết nổi tiếng từ cuộc vận động học tập và làm theo lời Bác, cuộc vận động trường học thân thiện, HS tích cực ở cơ sở, qua các bộ sưu tập tranh, ảnh, lời ca, tiếng hát, thơ ca, hò vè, trò chơi … có tiềm năng kết nối và khắc sâu các bài học giáo dục công dân, đạo đức, pháp luật, chính trị… qua các chương trình huấn luyện kỹ năng sống, sinh hoạt Đoàn, Hội, Đội, chương trình học kỳ quân đội, hội thảo, diễn đàn, chương trình phát thanh măng non, bảng tin học đường… giúp HSSV, TTN tự mình thực hiện GDLC và thực hành sống liêm chính… xem đây là chất xúc tác, là “nam châm” làm nên bài dự thi.
} Xác định thách thức trong GDLC cho HSSV và TTN nằm ở thái độ, tình cảm, trách nhiệm của các đối tượng giáo dục thông qua đó góp phần thúc đẩy và đưa ra một cách tiếp cận mới đối với hai cuộc vận động học tập và làm theo lời Bác, cuộc vận động trường học thân thiện. Cần làm cho HSSV, TTN có cảm giác là họ cần quan tâm và sự quan tâm đó có thể đem lại thay đổi tích cực, giúp HSSV, TTN sống liêm chính, có ích và tự tin hơn, xứng đáng là chủ nhân tương lai của đất nước thời hội nhập, toàn cầu hóa.
Thông tim tham khảo để tham gia cuộc thi:
– Trang tin điện tử Nhóm Sáng tạo Trẻ:
http://bentre.xudua.com/news.php?id=106
http://bentre.xudua.com/news.php?id=107
http://bentre.xudua.com/news.php?id=108
– Trung tâm Hỗ trợ Giáo dục Thanh thiếu niên Việt Nam (4T) hỗ trợ triển khai thí điểm chương trình giáo dục ngoại khóa Học làm người tốt cho học sinh tiểu học và học sinh cấp 2 một số trường tại Hà Nội. Chương trình này là sáng kiến của các tình nguyện viên (sinh viên đại học) tham gia dự án Thanh niên. VTV1 đã thực hiện một phóng sự ghi lại tiết học về Trung thực tại trường tiểu học Nguyễn Siêu Hà và phát trên Chương trình chào buổi sáng ngày 9/12 và chương trình thời sự ngày 12/12.
http://www.youtube.com/watch?edit=vd&v=yRtH2QD0_gA
Báo Vietnamnet: http://www.vietnamnet.vn/vn/xa-hoi/chuyen-dong-tre/45182/gioi-tre-chon–trang–vi-mot-xa-hoi-minh-bach.html
Chương trình “Chào buổi sáng” của VTV1 vào ngày 22/10/2011: http://www.youtube.com/watch?v=fwt9VHTMK7c&feature=related
BAN ĐIỀU HÀNH DỰ ÁN