DA Dạy Chữ Dạy Nguời
Dự án “Sổ tay Bảo vệ sân chim Vàm Hồ” – Kết quả – Tầm nhìn và Mong đợi

Dự án “Sổ tay Bảo vệ sân chim Vàm Hồ” – Kết quả – Tầm nhìn và Mong đợi

5


 

1- Tính đến nay số liệu ghi nhận của BĐH Dự án đã có 7 chuyên gia nước ngoài đến làm việc với dự án, 12 lượt tổ chức nghiên cứu, nhà khoa học, chuyên gia trong nước quan tâm tìm hiểu và chia sẻ thông tin về dự án, có 56 nông dân, tình nguyện viên là HSSV, nhà báo, nhá giáo ghi chép gần 1780 trang nhật ký, tranh vẽ về sân chim; trên 4500 tư liệu, hình ảnh về sân chim Vàm Hồ và gần 8500 lượt truy cập website của dự án… điều đó cho thấy dự án là tiêu điểm hiệu triệu các tấm lòng và ý tưởng chung tay bảo vệ sân chim Vàm Hồ, đây là thành công đáng ghi nhận nhất của DA.

2- Dự án đã tổ chức 4 lớp tập huấn chuyên đề cho bà con nông dân, tổ chức 9 hội thảo, hội thi, tọa đàm và trao đổi chuyên môn với sự tham gia trực tiếp của gần 2000 tình nguyện viên, HSSV, nông dân, chuyên gia trong và ngoài nước vào việc tìm ra giải pháp bảo vệ môi trường Sân chim Vàm Hồ bằng một việc làm có tính khoa học là theo dõi diễn biến sinh sống, duy trì nòi giống thông qua việc ghi chép sổ tay bảo vệ sân chim.

3- Huy động sự tham gia, kết nối giữa địa phương, doanh nghiệp với các tổ chức trong và ngoài nước tham gia bảo tồn động vật hoang dã ở Sân chim Vàm Hồ. Với phương châm hoạt động cộng đồng, thể nghiệm mô hình mới gắn nghiên cứu với hợp tác phát triển, xác lập được mối quan hệ đối tác tiềm năng như:

15 đối tác và cơ quan phối hợp và tham vấn trong tỉnh;17 đối tác và cơ quan tham vấn ngoài tỉnh; 5 tổ chức, đối tác và cơ quan tham vấn từ: Singapore, Pháp, Bỉ, Hà Lan, Hoa Kỳ.

4- Với những hoạt động khởi sắc ngay từ giai đoạn triển khai, nhóm thực hiện đã nhận được sự quan tâm theo dõi và ủng hộ về tinh thần lẫn vật chất thực sự khích lệ, thúc đẩy hoạt động dự án như: UBND tỉnh Bến Tre; Chi cục Bảo vệ Môi trường Bến Tre; Ban Trị sự giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Bến Tre; Công ty TNHH Du lịch sinh thái Hải Vân, Cty xe buýt Bến Tre gần 70. 000 000 đ, 700 kg cá phóng sanh ở sân chim Vàm Hồ.

 5- Với những hiệu ứng ban đầu của dự án, nhiều sự kiện lần đầu tiên xuất hiện tại Bến Tre thúc đẩy công tác truyền thông bảo vệ sân chim như: Biên soạn, in ấn và phát hành 3 ấn phẩm Sổ tay bảo vệ sân chim Vàm Hồ; Sổ tay nhận dạng chim, cò dành cho bà con nông dân và tập sách của dự án. Ngày Hội phóng sanh vì môi trường, Chương trình SV nghiên cứu khoa học phục vụ bảo tồn sân chim Vàm Hồ; kết nối các ngành chức năng của tỉnh; Chi cục Bảo vệ Môi trường Bến Tre quan tâm và có những định hướng nghiên cứu, phát triển công tác bảo tồn sân chim, sở Khoa học-Công nghệ Bến Tre đã đề xuất một chương trình cấp tỉnh ngay sau khi dự án kết thúc để tiếp tục nghiên cứu, nhân rộng thành quả dự án. Đặc biệt từ sau Hội thảo kết quả ghi chép sổ tay lần 2, Nhóm Sáng tạo Trẻ đã tích cực liên hệ các cơ quan, tổ chức và các nhân có liên quan lập đề án xây dựng Trung tân nghiên cứu, bảo tồn động vật hoang dã và trồng tre, khảo sát đánh giá tiềm năng thảm thực vật sân chim Vàm Hồ, ý tưởng này đã được Làng tre Phú An, Bình Dương quan tâm.

– Ngoài ra, trong các chương trình phát thanh, truyền hình của xã, huyện, tỉnh, Báo Đồng Khởi, website tỉnh Bến Tre, website sở Tài nguyên Môi trường, website sở Khoa học-Công nghệ Bến Tre, website Hội bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam, website www.bentre.xudua.com của Nhóm Sáng tạo Trẻ… thông tin về hoạt động dự án liên tục được cập nhật, đảm bảo liên tục, thông suốt đến các đối tượng có cùng mối quan tâm.

II-      Tầm nhìn

 – Tầm nhìn mở ra giai đoạn phát triển mới của sân chim, đáp lại sự mong đợi và kỳ vọng của những người thực hiện dự án và bà con nông dân địa phương thể hiện ở Công văn số 3943/ UBND-TCĐT “Phê duyệt chủ trương lập dự án bảo tồn sân chim Vàm Hồ, huyện Ba Tri” do chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre Nguyễn Văn Hiếu ký ngày 09 tháng 9 năm 2011, đây là sự khẳng định thành công của dự án sau một năm triển khai, hiệu ứng truyền thông gây sự chú ý đến sân chim Vàm Hồ đã có tác động tích cực đến việc nhà hoạch định chính sách và chiến lược phát triển hướng đến những mong đợi sau;

III-     Mong đợi

1- Xây dựng đề án Trung tân nghiên cứu, bảo tồn động vật hoang dã; khảo sát đánh giá tiềm năng thảm thực vật và phát động phong trào trồng tre; nghiên cứu trồng cây chà là trong sân chim Vàm Hồ, nghiên cứu xác lập mô hình và triển khai ngày Hội phóng sanh vì môi trường hàng năm.

2- Cơ chế hỗ trợ SV trong và ngoài tỉnh tham gia NCKH, hoạt động truyền thông trực tiếp phục vụ công tác bảo tồn sân chim: Tổ chức “Bàn tròn dành cho giới NCKH về sân chim”; thường xuyên tôn vinh tập thể, cá nhân có ý tưởng, hiến kế và tham gia phóng sinh, trồng cây, khảo sát việc sử dụng các sản phẩm từ động vật hoang dã trong đời sống… nhằm hiệu triệu ý chí và hành động chung tay bảo vệ sân chim Vàm Hồ.

3- Hỗ trợ nâng cao năng lực nhóm Sáng tạo Trẻ, trường Cao đẳng Bến Tre trong quá trình vận hành và phát triển website của dự án trở thành kênh thông tin, diễn đàn của sân chim Vàm Hồ trong tương lai thực hiện việc lồng ghép, chuyển giao, theo dõi và kết nối hỗ trợ các tổ chức, cá nhân có cùng mối quan tâm tiếp tục triển khai các hoạt động nhân rộng của dự án theo kế hoạch của các ngành, địa phương, tổ chức, doanh nghiệp… theo hướng sáng tạo, hiệu quả.

4-Tăng cường thông tin, quảng bá các kết quả và tồn tại của dự án, gắn kết với chương trình bảo vệ môi trường, thích ứng biến đổi khí hậu, bảo vệ động vật hoang dã của tỉnh và khu vực.

5- Thúc đẩy tiến độ các hoạt động kết nối, chuẩn bị tiền đề nhân rộng và hợp tác có tính khu vực, liên vùng. Phấn đấu đưa thành quả truyền thông của dự án tạo ra tiền đề vật chất và tinh thần nhằm bảo tồn, phát triển bền vững sân chim Vàm Hồ thời hội nhập.  

 

Dự ánSổ tay bảo vệ sân chim Vàm Hồ – Kết quả truyền thông đã có; Tầm nhìn đã mở và Mong đợi khát khao đang ở phía trước!

Chúng tôi xin trân trọng cám ơn và thiết tha kêu gọi sự quan tâm, ủng hộ cuûa các nhà tài trợ, các cơ quan phối hợp, chính quyền các cấp, các chuyên gia; các vị lão thành cách mạng, bà con nông dân, các đối tác đã và sẽ tiếp tục quan tâm ủng hộ sân chim Vàm Hồ trên hành trình phát triển mới.

 

Xin cám ơn và trân trọng kính chào!           

    Ban điều hành Dự án