Tin Tức & Sự Kiện
CẢM NHẬN TỪ “TRƯỜNG HÈ”VÀ DẤU ẤN VĂN HÓA – LỊCH SỬ VỀ CÂY DỪATIẾP CẬN QUA DỰ ÁNCỦA ĐẠI HỌC SYDNEY

CẢM NHẬN TỪ “TRƯỜNG HÈ”VÀ DẤU ẤN VĂN HÓA – LỊCH SỬ VỀ CÂY DỪATIẾP CẬN QUA DỰ ÁNCỦA ĐẠI HỌC SYDNEY

Chuyên gia, giảng viên và sinh viên tham gia lớp tập huấn – Ảnh: TL

Em tên là Trần Thanh Toàn – sinh viên năm thứ nhất, lớp 18 -2 ngành Quản lý văn hóa, Khoa Quản lý văn hóa, nghệ thuật, trường Đại học Văn hóa TP.Hồ Chí Minh. Em rất thích tham gia những workshop, hội thảo , talkshow… Có lẽ chính vì thế nên khi nhận được lời giới thiệu về khóa tập huấn mang tên là “Trường Hè” (chữ dùng của chuyên gia Jane Gavan) của dự án từ Tiến sĩ Phạm Văn Luân – Giảng viên trường Đại học Văn hóa TP. Hồ Chí Minh, em đã không chần chừ mà vội đồng ý tham gia đăng ký ứng tuyển. Thầy và quý thầy cô tham gia Dự án đã truyền cảm hứng, giúp em tiếp cận về giá trị, ý nghĩa của workshop về dự án do trường Đại học Văn hóa TP. Hồ Chí Minh, trường Đại học Sydney, các Bảo tàng TP. Hồ Chí Minh, Bảo tàng Chứng tích chiến tranh và các đối tác liên quan đồng phối hợp thực hiện. Dự án bao gồm 02 chủ đề chính là “Ẩm thực trong chiến tranh” sẽ được trưng bày ở Bảo tàng Chứng tích chiến tranh và chủ đề “Trái Dừa” sẽ được trưng bày ở Bảo tàng TP. Hồ Chí Minh.

Cô Jane Gavan-Nguyên Phó Trưởng khoa Giáo dục Khoa Nghệ thuật Thị giác, Trường Cao đẳng Nghệ thuật Sydney, Đại học Sydney, (thứ 6 trừ trái) và 10 sinh viên đến từ Khoa Quản lý văn hóa, nghệ thuật tại lớp tập huấn – Ảnh: TL

Lớp tập huấn của dự án diễn ra trong hai ngày 26-27/6/2024 tại Bảo tàng TP. Hồ Chí Minh – còn gọi là Dinh Gia Long cũ, số 114, đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, quận 1, TP. Hồ Chí Minh. Lớp tập huấn quy tụ 31 bạn trẻ đang là sinh viên của trường Đại học Văn hóa TP. Hồ Chí Minh, đến từ mọi miền của tổ quốc với sức trẻ, niềm đam mê học tập, rèn luyện và phát triển. Lớp tập huấn có sự tham gia của .TS Jane Gavan – Nguyên Phó Trưởng khoa Giáo dục Nghệ thuật Thị giác, Trường Cao đẳng Nghệ thuật Sydney, Đại học Sydney, , Chuyên gia viện Sydney Việt Nam, điểm nhấn đặc biệt từ chuyên gia Jane Gavan mà em cảm nhận được ngay từ đầu là tâm huyết với dừa – Bến Tre và sự sáng tạo, cùng các cộng sự năng động và tâm huyết của cô như: TS. Phạm Lan Hương – giảng viên Khoa Di sản, cô Hồng Chi – giảng viên Khoa Truyền thông trường Đại học Văn hóa TP. Hồ Chí Minh, phụ trách Sinh viên tham gia tập huấn của dự án và các cán bộ ở Bảo tàng Thành phố. Với 02 chủ đề của dự án là “Ẩm thực trong chiến tranh” và “Trái Dừa”, dự án kỳ vọng sẽ mang lại cho Bảo tàng sự năng động, phát huy giá trị thiết chế Bảo tàng, thu hút nhiều đối tượng đến với Bảo tàng bằng những ý tưởng, giải pháp trưng bày từ 02 chủ đề với góc nhìn trẻ từ các bạn sinh viên đang tham gia dự án. Đồng thời thông qua dự án, các bạn sinh viên sẽ tô đậm hơn dấu ấn cá nhân trong từng sản phẩm sáng tạo trong quá trình tham gia lớp tập huấn.

Cô Jane Gavan (trái) và thầy Luân trong các chuyến thực địa về Dừa tại cơ sở Mỹ nghệ Dừa Trường Ngân (ảnh trái), Nhà Dừa TP. Bến Tre (ảnh phải), tháng 9/2023 và 1/2024 – Ảnh: STT Bến Tre

     Dự án mà chúng em được vinh hạnh tham gia không chỉ là sản phẩm của quá trình đồng phối hợp thực hiện giữa trường Đại học Văn hóa TP. Hồ Chí Minh và trường Đại học Sydney mà còn là dự án đầu tiên, chưa có tiền lệ được xây dựng và triển khai với sự tham gia của các bên lên quan về học thuật, bảo tàng và cộng đồng. Đây là điểm mới, điều khác biệt sẽ mang lại nhiều giá trị cho dự án nói riêng và bảo tàng nói chung. Riêng với dự án này, về phía emvà các bạn sinh viên của Đại học Văn hóa, với vai trò tập tành trở thành các nhà nghiên cứu trẻ, chúng em được học cách thực hiện dự án như một nhà khoa học công dân, một nhà báo công dân vậy. Nhiệm vụ của chúng em trong dự án này là thực hiện công việc chuản bị ban đầu của dự án như: thu thập dữ liệu, câu chuyện, hình ảnh… liên quan đến 02 chủ đề đã xác định. Khi tham gia dự án, nhóm sinh viên Đại học Văn hóa chúng em được trang bị, học hỏi rất nhiều kỹ năng, kiến thức phục vụ dự án, đã có những trải nghiệm thực tế ngay tại workshop như tham quan bảo tàng, cọ xát thực tế từ việc phỏng vấn, thu thập dữ liệu….Riêng đối với em, đây là lần đầu tiên em tham gia một dự án mang tầm quốc tế, với những chia sẻ kiến thức, hoạt động diễn ra trong workshop, cách truyền đạt cà cảm hứng từ Chuyên gia Jane Gavan, cô Phạm Lan Hương, cô Hồng Chi thông qua việc đặt câu hỏi, làm việc nhóm, quá trình tận tụy, tỉ mỉ truyền đạt kiến thức, kỹ năng từ các cô, giúp em và các bạn cảm thấy rất hứng thú với từng buổi học. Sau khi kết thúc 02 ngày tham gia work, nhóm sinh viên chúng em sẽ tiến hành khảo sát, nghiên cứu thực tế trong thời gian 02 tuần về 02 chủ đề của dự án. Với những kiến thức, kỹ năng được trang bị, trải nghiệm, riêng cá nhân em cảm thấy mình rất tự tin để thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu lần này.

Cô Jane Gavan (bìa trái), thầy Luân (thứ 2 từ trái) và cô Phạm Lan Hương (bìa phải) tại Lễ ra mắt Viện Sydney Việt Nam – Ảnh: TL

Em xin chân thành cảm ơn trường Đại học Sydney, Viện Sydney Việt Nam (SVI) đã triển khai thực hiện dự án này, tạo môi trường cho các thế hệ sinh viên trẻ như em và các bạn được tham gia, học hỏi, góp sức trẻ của mình vào dự án.

     Em xin gửi lời cảm ơn đến cô Jane Gavan, cô Phạm Lan Hương, cô Hồng Chi và các cán bộ Bảo tàng Thành phố đã chia sẻ cho chúng em nhiều kiến thức giá trị, nhiều kỹ năng chuyên sâu và những trải nghiệm thực tế đầy bổ ích trong suốt quá trình tham gia dự án.

Sinh viên tham gia lớp tập huấn – Ảnh: TL

Sau cùng em xin gửi lời cảm ơn đến thầy Phạm Văn Luân – người đã kết nối em với một dự án quốc tế rất đặc biệt lần đầu tiên em tham gia, sự kiện này đã mở ra một trang mới, dẫn dắt em được tham gia, mở rộng kiến thức học hỏi từ mọi người đẻ chia sẻ, đóng góp cho cộng đồng.

Cô Jane Gavan và thầy Phạm Văn Luân tại Lễ ra mắt Viện Sydney Việt Nam – Ảnh: TL

(TT)