Tin Tức & Sự Kiện
TỪ TỌA ĐÀM “DI SẢN KIẾN TRÚC VÀ ĐÔ THỊ Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH:  HƯỚNG TỚI CHÍNH SÁCH BẢO TỒN TỔNG HỢP” NGHĨ VỀ CÂU CHUYỆN “CHÂM CỨU ĐÔ THỊ TỪ DI SẢN”!

TỪ TỌA ĐÀM “DI SẢN KIẾN TRÚC VÀ ĐÔ THỊ Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH:  HƯỚNG TỚI CHÍNH SÁCH BẢO TỒN TỔNG HỢP” NGHĨ VỀ CÂU CHUYỆN “CHÂM CỨU ĐÔ THỊ TỪ DI SẢN”!

Lời đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến TS. Phạm Văn Luân, cố vấn học tập của lớp Quản lý hoạt động văn hóa xã hội 17.1B, trường ĐH Văn hóa TP.HCM. Nhờ có thầy mà em có cơ hội được tiếp cận một chương trình Tọa đàm trực tiếp mang tính học thuật với sự góp mặt của nhiều chuyên gia tâm huyết với di sản văn hóa có trình độ chuyên môn cao. Là một sinh viên ngành Quản lý văn hóa, em rất xúc động được truyền cảm hứng từ bài diễn thuyết “Di sản kiến trúc và đô thị ở TP.HCM: hướng tới chính sách bảo tồn tổng hợp?”của cô Fanny Quertamp, Tiến sĩ Địa lý học. 

TS. Olivier Tessier- Giám đốc EFEO (bìa phải) phát biểu khai mạc Tọa đàm. – Nguồn: STT.

Dù diễn giả trình bày bằng tiếng Pháp và em được nghe qua phần dịch nối tiếp sang tiếng Việt rất sinh động của anh phiên dịch. Em rất ngưỡng mộ được biết  cô Fanny Quertamp – người đã gắn bó với Việt Nam 27 năm qua, từ vị trí đồng giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Đô thị và Triển vọng – PADDI (2009 – 2017), là một phần của dự án hợp tác giữa Vùng Rhône- Alpes, TP. HCM và TP. Lyon, cô đã phát triển các hoạt động đào tạo, hỗ trợ kỹ thuật và nghiên cứu trong các lĩnh vực đô thị (di sản, dịch vụ đô thị, quy hoạch đô thị và đất đai, quản trị, v.v.). Đặc biệt, với gần 15 năm làm việt miệt mài, cô đã điều phối một dự án nghiên cứu so sánh về sự phát triển của di sản và góp phần thiết lập phương pháp kiểm kê nhằm phân loại các công trình di sản ở TP.HCM. Từ năm 2017 – 2019, cô điều phối một dự án phát triển di sản tư nhân tại TP. HCM… Có lẽ chính vì vậy mà cô Fanny có một bài chia sẻ tâm huyết với hàm lượng thông tin khoa học cao và tình cảm đặc biệt của cô dành cho Di sản TP. HCM em chưa từng được nghe… Từ bài chia sẻ này em tự nhận thấy bản thân mình và các bạn trong Câu lạc bộ SV nghiên cứu khoa học khoa Quản lý văn hóa, nghệ thuật cần có trách nhiệm cũng như ý thức phải tìm hiểu nhiều hơn, sâu hơn về ngành học mà mình đã chọn và thầy đã cho em cơ hội đó.

Diễn giả (phải) và phiên dịch viên trao đổi trước khi bắt đầu tọa đàm. Nguồn: Minh Anh.

Chương trình tọa đàm “Di sản kiến trúc và đô thị ở TP.HCM: hướng tới chính sách bảo tồn tổng hợp” được tổ chức bởi Viện Viễn Đông Bác Cổ Pháp vào lúc 17h30 ngày 07/12/2023 tại Trung tâm EFEO số 113 Hai Bà Trưng, Quận 1, TP.HCM. Không gian tổ chức chương trình tại Trung tâm EFEO vừa giản dị vừa thân thiện, thoải mái, bầu không khí yên tĩnh phù hợp với buổi tọa đàm. Chương trình được sự góp mặt của diễn giả Fanny Quertamp, Tiến sĩ Địa lý học và gần 40 đại biểu trong, ngoài nước, trong số đó đa phần là người Pháp, thầy cô giáo và SV đến từ trường ĐH Văn hóa TP. HCM, Viện IMF, nhóm Sáng tạo Trẻ (STT) Bến Tre, Quỹ học bổng Huỳnh Tấn Phát…

Diễn giả (thứ 3 từ trái) và các khách mời tham dự chương trình. – Nguồn: Minh Anh.

Nội dung cuộc tọa đàm tập trung vào về vấn đề bảo tồn di sản tại TP.HCM trong thời đại hiện nay khi tăng trưởng kinh tế nhanh chóng dẫn tới phần nào việc lãng quên các di sản, đặc biệt khi TP.HCM không phải là một thành phố có quần thể di sản đặc trưng, lâu đời như Hà Nội, Huế… Cụ thể nội dung của bài trình bày tại tọa đàmđược cô Fanny triển khai gồm các thành phần: định nghĩa và phân loại di sản, hiện trạng di sản ở TP.HCM, lịch sử và thực trạng bảo tồn di sản, hướng tới chính sách bảo tồn di sản tổng hợp…. Mở đầu cuộc tọa đàm, từ những vấn đề hiện hữu của thành phố và thực tế sự phát triển hiện nay, diễn giả đã đặt ra vấn đề chính cần quan tâm: “Cái gì là đặc trưng của TP.HCM? Các di sản đặc trưng của TP.HCM như thế nào?”, thông qua việc trả lời câu hỏi cụ thể như vậy để  xây dựng chính sách bảo tồn di sản cho thành phố. 

Định nghĩa và phân loại các di sản. – Nguồn: Minh Anh.

Diễn giả xác định mục tiêu việc bảo tồn di sản của TP.HCM phải vừa đảm bảo mục tiêu phát triển của thành phố, bảo tồn giá trị di sản, phù hợp điều kiện thực tế của thành phố, có sự kết hợp đa ngành và huy động tài chính hợp lý. Bằng cách lí giải của mình, diễn giả đã chia di sản ra làm 3 nhóm, từ đó có phương pháp bảo tồn riêng cho từng nhóm di sản khác nhau. Dù vậy việc bảo tồn di sản ở TP.HCM hiện nay vẫn còn đương đầu với nhiều khó khăn thách thức, những vấn đề hiện hữu trong hoạt động bảo tồn di sản được diễn giả đặt ra như: – Làm thế nào để cân bằng dự án phát triển đô thị với bảo tồn di sản ?  – Vấn đề quy hoạch khu vực xung quanh di sản ? – Sự tham gia của người dân vào công cuộc bảo tồn di sản? – Những khó khăn trong kiểm kê, xếp hạng di sản, nhát là đố với các di sản thuộc sở hữu tư nhân,… 

Một số công trình công cộng được khảo sát. – Nguồn: Minh Anh.

Mục tiêu cuối cùng của cuộc tọa đàm là hướng tới một chính sách phát triển tổng hợp trong bảo tồn di sản của TP.HCM. Để hướng tới mục tiêu đó, diễn giả đã đề ra một số giải pháp như: – Quảng bá di sản văn hóa và thiên nhiên; – Thương mại hóa và khiến di sản thu hút ánh nhìn; – Tích hợp di sản cây cối và cảnh quan qua bảo tồn từ “Cây Di sản”; – Nhận biết và bảo tồn di sản thiên nhiên; – Đánh thức di sản “ngủ quên”; –  Liên hợp nhiều tác nhân trong bảo tồn di sản,… 

Mục tiêu bảo tồn di sản hướng tới một chính sách tổng hợp. – Nguồn: Minh Anh.

Đặc biệt, diễn giả đã nhắc tới các yếu tố sông, cảng và thành phố thương mại. Đây là những yếu tố cấu thành nên sự phát triển và nét văn hóa đặc trưng của TP.HCM, qua đó, diễn giả đã đưa ra quan điểm cho rằng phát triển sông Sài Gòn là chất xúc tác cho chính sách di sản của TP.HCM và có một cái nhìn lạc quan về bảo tồn và phát triển di sản thành phố, theo TS. Fanny cần phải tích hợp yếu tố di sản với quy hoạch phát triển chung của thành phố. Sau phần trình bày của diễn giả, chương trình đã có phần giao lưu trao đổi trong bầu không khí hữu nghị, mở rộng thêm những vấn đề đang được quan tâm từ chủ đề của cuộc tọa đàm. 

Anh Huỳnh Trung Hiếu- Quỹ Học bổng Huỳnh Tấn Phát chia sẻ với bài trình bày rất sinh động và có nhiều ý nghĩa giáo dụ di sản của cô Fanny, anh bày tỏ mong muốn những nội dung ý nghĩa như vập được phổ biến, cập nhật trong chương trình Giáo dục địa phương của học sinh trung học trên địa bàn TP.HCM..

Huỳnh Trung Hiếu (thứ 2 từ phải) đang phát biểu tại Tọa đàm.- Nguồn: STT

Sau khi được nghe diễn giả giàu kinh nghiệm phát biểu và thảo luận của các đại biểu tham dự, em đã rút ra rất nhiều kinh nghiệm và học hỏi thêm được nhiều kiến thức mới. Qua đây, em nhận thấy vấn đề bảo tồn di sản tại TP.HCM là một vấn đề còn nhiều khó khăn, vướng mắc và cần sự quan tâm hơn nữa từ các cấp chính quyền, người dân và doanh nghiệp. Từ vị trí là một sinh viên ngành Quản lý văn hóa, thành viên CLB SV nghiên cứu khoa học của khoa trách nhiệm của bản thân không chỉ là nhận thức được tầm quan trọng của di sản văn hóa mà còn là đưa di sản đến gần hơn với công chúng, có những giải pháp quản lý giúp di sản phát triển gắn liền với phát triển đô thị. Sau cùng, em xin dành lời cảm ơn chân thành đến diễn giả Fanny Quertamp đã đến và chia sẻ những kiến thức bổ ích, cảm ơn Viện Viễn Đông Bác Cổ Pháp đã tổ chức chương trình rất có ý nghĩa với các hoạt động bên lề như: TS. Phạm Văn Luân thay mặt nhóm STT Bến Tre cảm ơn TS. Olivier- GĐ EFEO đã hỗ trợ cung cấp file gốc bộ tranh Lục Vân Tiên để công chiếu phục vụ các bạn sinh viên đoàn ĐH Fulbright và Dartmouth tìm hiểu về Nói thơ Vân Tiên tối 2/12 vừa qua tại Nông trại sân chim Vàm Hồ 

SV ĐH Fulbright và ĐH Dartmouth tìm hiểu về Nói thơ Vân Tiên thông qua bộ tranh Lục Vân Tiên. – Nguồn: CLB Nói thơ Vân Tiên Bến Tre

Cũng nhân dịp này TS. Phạm Văn Luân đã giới thiệu Tạp chí Văn hóa & Nguồn lực, Trường ĐH Văn hóa TP.HCM số đặc biệt có bài của GS. Shimizu, ĐH Osaka, Nhật Bản về quan hệ Việt Nam – Nhật Bản thông qua các công trình nghiên cứu lịch sử tiếng Hán – Nôm nhân kỷ niệm 50 năm quan hệ ngoại giáo Việt Nam – Nhật Bản và bài về KTS Huỳnh Tấn Phát cho các học giả nước ngoài …

Em hi vọng sẽ có cơ hội tham gia những chương trình ý nghĩa như thế này hơn nữa trong thời gian tới.

Tác giả bài viết (thứ 2 từ phải) giao lưu nhẹ sau khi kết thúc Tọa đàm.- Nguồn: STT

(Bài: Phan Hoàng Minh Anh, Lớp: 22DQL2

CLB SV NCKH, khoa QLVHNT, Trường ĐH Văn hóa TP.HCM và KK, nhóm STT Bến Tre, nguồn tư liệu EFEO)

MỘT SỐ HÌNH ẢNH TẠI SỰ KIỆN (Nguồn: MA, STT)