Tin Tức & Sự Kiện
TỌA ĐÀM “XÂY DỰNG NIỀM TIN TRONG GIAO TIẾP GIỮA CÁC NỀN VĂN HÓA (BUILDING TRUST ACROSS CULTURES)”

TỌA ĐÀM “XÂY DỰNG NIỀM TIN TRONG GIAO TIẾP GIỮA CÁC NỀN VĂN HÓA (BUILDING TRUST ACROSS CULTURES)”

Chiều ngày 15 tháng 2 năm 2025 tại Hội trường G, Trường Đại học Văn Hóa Thành phố Hồ Chí Minh đã diễn ra tọa đàm “Xây dựng niềm tin trong giao tiếp giữa các nền văn hoá (Building trust across cultures)”. Buổi tọa đàm diễn ra vô cùng sôi động khi có sự góp mặt của TS. Roberto Vale và phiên dịch viên – Thạc sĩ Nguyễn Hồng Chi. Tham dự Tọa đàm có TS Nguyễn Đức Tuấn Phó, trưởng khoa phụ trách khoa Truyền thông, TS Phạm Văn Luân, trưởng nhóm Nghiên cứu Du lịch trường ĐH Văn hóa Tp. Hồ Chí Minh và thầy cô đến từ các khoa, phòng của nhà trường. Đặc biệt là sự tham gia hứng khởi của trên 150 SV khoa Truyền thông, khóa Văn hóa học.

Diễn giả, đại biểu dự Tọa đàm. Ảnh: PKM

TS. Roberto Vale, giảng viên đến từ Trường Đại học Quản lý Quốc gia Phnom Penh, Campuchia, một trong những chuyên gia đầu ngành lĩnh vực giao tiếp liên văn hóa. TS. Roberto Vale là giảng viên thỉnh giảng tại nhiều trường đại học khu vực Đông Nam Á. Với kinh nghiệm bề dày trải qua nhiều môi trường giáo dục trên thế giới, TS. Roberto Vale đã tiếp cận, quản lý và làm việc cũng như nghiên cứu chuyên sâu về con người ở các nền văn hóa, độ tuổi, học vấn, nhận thức, môi trường sống khác nhau. Tại Tọa đàm, TS. Roberto Vale đã chia sẻ những bài học kinh nghiệm thực tiễn với điểm nhấn là những kỹ năng sinh viên cần trang bị để chuẩn bị hội nhập vào môi trường đa văn hóa quốc tế.

Diễn giả TS. Roberto Vale, TS. Phạm Văn Luân và nhóm SV bộ môn Xây dựng và quản lý dự án CNVH- Ảnh: PKM

Đặc biệt trong bài chia sẻ của mình, TS. Roberto Vale tập trung vào những dấu hiệu, yếu tố hướng tới tạo dựng lòng tin trong môi trường đa văn hóa, toàn cầu hóa. Đây chínnh là điểm nhấn của buổi nói chuyện, mở ra cơ hộ cho nhiều sinh viên đặt câu hỏi cùng TS. Roberto Vale trao đổi, luận giải những khó khăn thắc mắc không chỉ trong giới hạn của chủ đề buổi giao lưu mà còn mở rộng đến giải quyết những trăn trở trong quá trình đưa ra những quyết định khó khăn trước những câu chuyện đời thường mà sinh viên gặp phải.

TS. Roberto Vale trao đổi, luận giải cùng sinh viên. Ảnh: PVL

Trong quá trình thực hiện các bài tập nhỏ của buổi tọa đàm, TS. Roberto đã mang lại cho tôi nhiều thông tin và kiến thức về cách hành xử giữa người với người trong một mối quan hệ. Đây cũng là một cơ hội quý báu để các bạn gặp gỡ, trao đổi và chia sẻ những quan điểm, kinh nghiệm của mình về cách thức giao tiếp hiệu quả. Một trong những ưu điểm nổi bật của buổi tọa đàm là sự đa dạng về thành phần tham gia, từ các bạn sinh viên trẻ tuổi. Điều này đã tạo ra một không gian phong phú cho việc trao đổi và mở rộng tầm nhìn.

TS. Roberto Vale, TS. Phạm Văn Luân và SV khoa Truyền thông sau Tọa đàm- Ảnh: PKM

Thêm vào đó, buổi tọa đàm đã khuyến khích sự tương tác giữa các bạn sinh viên thông qua các hoạt động nhóm và thảo luận. Việc này không chỉ giúp mọi người hiểu rõ hơn về những khác biệt văn hóa mà còn tạo ra cơ hội để xây dựng mối quan hệ và niềm tin lẫn nhau. Một ưu điểm khác là sự dẫn dắt của Thầy Roberto và Thạc sĩ Nguyễn Hồng Chi là những thầy cô có kinh nghiệm, họ đã chia sẻ những câu chuyện thực tế và bài học quý giá, giúp người tham gia dễ dàng tiếp thu và áp dụng vào các hoạt động xã hội.

TS. Roberto Vale trao đổi với sinh viên. Ảnh: PVL

Tuy nhiên, buổi tọa đàm cũng không tránh khỏi một số điểm hạn chế. Một trong số đó là rào cản ngôn ngữ, đặc biệt là đối với những bạn sinh viên không thông thạo tiếng Anh. Mặc dù có phiên dịch nhưng điều này đã khiến tôi cảm thấy khó khăn trong việc theo dõi và đóng góp ý kiến, dẫn đến việc tôi đã không thể tận dụng tối đa cơ hội học hỏi từ diễn giả. Ngoài ra, thời gian cho mỗi phần thảo luận khá hạn chế, khiến cho một số ý kiến hay chưa được khai thác triệt để.

Chia sẻ thực tế của TS. Roberto Vale. Ảnh: PVL

Cuối cùng, mặc dù còn một số hạn chế, buổi tọa đàm “Xây dựng niềm tin giao tiếp giữa các nền văn hóa” vẫn là một sự kiện thành công, góp phần nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của giao tiếp trong bối cảnh toàn cầu hóa. Hy vọng rằng trong tương lai, các buổi tọa đàm tương tự sẽ được tổ chức với sự chú trọng hơn đến việc tạo điều kiện cho tất cả mọi người tham gia, bất kể ngôn ngữ hay nền văn hóa của hhọ.

     Bên lề sự kiện, TS. Phạm Văn Luân và TS. Roberto đã có các trao đổi học thuật về giao lưu văn qua dự án văn hóa quốc tế – sách Lục Vân Tiên cũng như chương trình Cây Di sản và đề án Đánh thức Rồng Xanh…

Diễn giả Roberto trao đổi với TS. Phạm Văn Luân về tiềm năng giao tiếp liên văn hóa qua sách Lục Vân Tiên song ngữ Việt – Hàn. Ảnh STTBT

Ái An- SV lớp DCN- 15-2