Tiến sĩ Dương Văn Ni
(STT) – Trong quá trình triển khai dự án Vàm Hồ, Ban điều hành dự án nhận được sự quan tâm, tư vấn chuyên môn của rất nhiều nhà khoa học về môi trường rất tâm huyết… Với sự dẫn dắt của ông Mai Thượng Hanh – phó trưởng phòng KSON, chi cục BVMT Bến Tre, chúng tôi xin trân trọng giới thiệu TS Dương Văn Ni, một trong số rất nhiều nhà khoa học về Môi trường mà dự án s6an chim Vàm Hồ đang tiếp cận…. |
|
||||||
Tags: Hòa An, Dương Văn Ni, Đồng Tháp, Tràm Chim, Tam Nông, Long An, đi đi về về, đa dạng sinh học, trung tâm nghiên cứu, Đất Ngập Nước, khu bảo tồn, hệ sinh thái, được mệnh danh, tiến sĩ, rừng tràm, phèn
Hằng tuần tiến sĩ Dương Văn Ni đi đi về về hơn 50km từ Cần Thơ tới Hòa An (huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang). Ở đó có một “gia đình” thứ hai mà ông gắn bó như ruột thịt: Trung tâm Nghiên cứu thực nghiệm đa dạng sinh học Hòa An (thuộc Trường ĐH Cần Thơ). Nơi đây được mệnh danh là vùng đất ngập nước thứ hai còn sót lại ở Đông Nam Á sau Tràm Chim ở huyện Tam Nông (Đồng Tháp). Máy lọc phèn
Khu làm việc của trung tâm là dãy nhà cấp bốn nằm sát mép rừng tràm. Phòng ngủ là những chiếc giường tầng kê sát nhau thành dãy dài như ký túc xá sinh viên. Cả “lính” và “quan” – giám đốc tiến sĩ Dương Văn Ni – đều ngủ chung trong đó. Khu rừng im ắng, tĩnh mịch lạ thường. Đêm nằm có thể nghe rõ tiếng côn trùng kêu, tiếng mưa rơi trên lá. Sáng sớm tiếng chim hót líu lo, tiếng gà gáy tận góc rừng vọng lại… Một khu rừng tràm, một cánh đồng cỏ năn hoang sơ, một khu bảo vệ động vật hoang dã, một hệ thống đê bao và kênh mương khép kín, một khu bảo tồn các loại cây thực vật bản địa, một khu nghiên cứu hệ thống canh tác theo mô hình VACB (vườn, ao, chuồng, biogas) và các trại thực nghiệm dành cho sinh viên… Đó là tất cả những gì đang có trong vùng đất ngập nước rộng 112ha này, vốn trước kia là cánh đồng “chết” hoang hóa chỉ có cỏ năn, nước phèn và đất bạc màu. Năm 1993, sau khi bảo vệ thành công luận án thạc sĩ về khoa học đất ở Philippines, ông Ni tình nguyện về nhận trách nhiệm quản lý trại Hòa An này. Lúc đó dân trong vùng đa số nghèo đói, thiếu ăn, kiếm sống chủ yếu bằng nghề bắt cá, hái rau, làm mướn. Ông bắt đầu nghĩ đến phương cách làm sao để người dân sống ổn định, không lệ thuộc mà chủ động quản lý thiên nhiên để sinh ra nguồn lợi nuôi sống mình. Muốn vậy, điểm mấu chốt là phải quản lý được nguồn nước. Ông lý luận: “Nguồn nước tốt sẽ có nhiều loại rau cỏ mọc, cá tép sinh sôi nảy nở, cây cối tốt tươi”… Trong khi quanh vùng ai cũng đào kênh xả phèn xuống ruộng cho thoát ra sông rạch thì ông lại dẫn phèn vô… rừng tràm. Quá trình nghiên cứu đất phèn, ông phát hiện cây tràm có khả năng giảm độ chua của nước phèn rất cao. Ông cho làm đê bao vòng ngoài, xẻ kênh bên trong. Nước phèn ô nhiễm, đủ thứ tạp chất từ đồng ruộng quanh vùng xả xuống ông đều cho dẫn vô rừng tràm bằng hệ thống máy bơm tự động. Ông nói: “Chúng ta có sẵn hệ thống “máy lọc phèn” chính là những bộ rễ cây tràm dày đặc của cả hệ sinh thái rừng tràm”. Sau một thời gian “lọc”, ông cho nước trở ra kênh rạch. Lúc này nước hoàn toàn sạch. Người nghèo quanh vùng tha hồ tắm giặt, bơm tưới cho cây trái.
Điều làm nhiều người ngạc nhiên là bên trong khu bảo tồn ông Ni cứ để cho cỏ lác hoang dại thi nhau mọc um tùm trên mặt nước. Thậm chí ông còn bảo vệ hết sức nghiêm ngặt đồng cỏ năn hoang hóa từ lâu đời, không cho bước chân con người vô tới. Ông cho biết bên dưới lớp cỏ hoang dại ấy là nơi trú ngụ cho các loài tôm cá sinh sôi nảy nở. Theo ông, với tốc độ phát triển ruộng lúa tới mức chóng mặt hiện nay, vài năm nữa ĐBSCL sẽ không còn chỗ nào là đất ngập nước nữa. Trong khi trên thế giới, những vùng đất quí hơn vàng như thế này chỉ còn đếm trên đầu ngón tay. Nó giống như loài quí hiếm có tên trong sách đỏ. Lúa – tràm trên đất phèn Năm 1995, trong một dịp tình cờ ông Ni tiếp xúc với một nhà sinh thái học người Anh – giáo sư Edward Maltby, giảng dạy tại Trường ĐH London. Vị giáo sư này rất thích thú khi biết ông Ni đang nghiên cứu hệ sinh thái rừng tràm và đề nghị ông Ni nên làm luận án tiến sĩ về đề tài này. Nhờ uy tín của giáo sư Maltby, Trường ĐH London lần đầu tiên giải quyết một ngoại lệ: cho một nghiên cứu sinh VN được đặc cách mỗi năm chỉ sang Anh 4-5 tháng để làm đề tài, phần lớn thời gian còn lại nghiên cứu trên thực địa tại VN. Ròng rã năm năm trời, tháng 3-2001 ông Ni bảo vệ thành công luận án tiến sĩ với đề tài “Xây dựng mô hình nông – lâm – ngư trên đất phèn dựa trên chức năng sinh thái của rừng tràm”. Ngay sau đó, tiến sĩ Ni bắt đầu áp dụng vào thực tiễn ngay tại Trung tâm Hòa An, với sự hỗ trợ của các đồng sự như: kỹ sư Ngô Thanh Bình, Trần Duy Phát, Võ Lâm, Huỳnh Văn Nghiêm và GSTS Võ Tòng Xuân. Đứng trên bờ đê bao quanh khu bảo tồn, nhìn chếch về phía góc trái rừng tràm có thể thấy một khu đồng ruộng bằng phẳng, mạ non đang lên xanh rì. Cánh đồng được phân lô theo hàng chạy dài từ mép rừng tràm tới đầu con kênh ngoài đê bao. Tiến sĩ Ni cho biết những lô ruộng đó đã được giao cho bảy hộ dân nghèo không đất sản xuất, thực nghiệm mô hình lúa – cá – tràm. Chúng tôi đi vào thăm một hộ dân. Tiến sĩ Ni nói rằng đây là một nông hộ điển hình với qui trình sản xuất khép kín từ A-Z. Trên diện tích 10 công đất, chia ra 5 công làm lúa, 3 công trồng tràm và 2 công đất vườn trên có nhà ở, chuồng trại, ao cá.
Đặc biệt, nguồn nước sử dụng chính là nước sau khi được “lọc” trong rừng tràm. Và vốn tích lũy chính là khu rừng tràm đến tuổi thì khai thác, cùng với nguồn mật ong vô cùng phong phú. Tiến sĩ Ni cho biết ước tính mỗi năm một nông hộ (hai vợ chồng và hai đứa con) có thể để dành được 9-10 triệu đồng. Hiện nay, hàng ngàn hộ dân trong vùng Đồng Tháp Mười như Long An, Đồng Tháp, Tiền Giang đang áp dụng thành công mô hình trên và thu được kết quả rất khả quan. Ông Trần Văn Lộc, một chủ rừng tràm 5ha ở Thạnh Hóa (Long An), cho biết làm mô hình này thu lợi 1ha bằng 10ha lúa. Tràm cứ bảy năm thu hoạch một lần đủ để sắm sửa “lên đời” đủ thứ trong nhà. Đó là chưa kể mật ong, rắn, rùa… toàn những món đặc sản quí hiếm.
Tiến sĩ Ni lại đưa chúng tôi len lỏi vào khu rừng tràm sinh thái. Ông nhổ một cây cỏ dài ven đường đi cho tôi xem, đó là cây ba khía. Ông nói: “Dân nghèo vô đây cắt cây này về phơi khô bán. Cứ khoảng 700 cọng (đủ bó 1 công lúa) bán được 15.000-20.000 đồng.
Ngoài ra còn đủ thứ cá, tép, rau củ, kể cả củi tràm cũng thu hoạch được. Tính ra mỗi ngày khu bảo tồn này cung cấp cho dân nghèo trong vùng một nguồn lợi tương đương 4-6 triệu đồng. (NKN – nguồn DƯƠNG THẾ HÙNG) |