Dự án đã thực hiện
Thể lệ “Hội thi thiết kế bài giảng ngoại khóa giáo dục liêm chính cho thanh thiếu niên Bến Tre” (Bản hoàn thiện lần thứ 3)

Thể lệ “Hội thi thiết kế bài giảng ngoại khóa giáo dục liêm chính cho thanh thiếu niên Bến Tre” (Bản hoàn thiện lần thứ 3)

5


I.          Mục đích; Phạm vi; Địa điểm; Đối tượng; Thời gian tổ chức:

1.1.  Mục đích:

·     Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của GDLC và khuyến khích đổi mới hình thức giáo dục ngoại khóa để giáo viên có cơ hội sáng tạo không ngừng trong giáo dục toàn diện. Thành công của cuộc thi có tác dụng lan tỏa trong và ngoài tỉnh Bến Tre.

·     Hội thi vừa có tính khởi động, giới thiệu các mô hình mới, cách làm hay về GDLC, vừa góp phần khẳng định vai trò và tác động tích cực của GDLC.

·     Nâng cao năng lực giáo viên và các đối tượng khác có cùng mối quan tâm, phát huy tính sáng tạo và linh hoạt khi thiết kế bài giảng GDLC. Đồng thời, thầy cô giáo, HSSV, TTN và các tổ chức, cá nhân có cơ hội giao lưu quốc tế thúc đẩy GDLC.

1.2       Phạm vi:

Với mong muốn tạo ra một hoạt động thử nghiệm nhằm khuyến khích các hoạt động ngoại khóa GDLC cho HSSV và TTN, cuộc thi được phát động và dành cho các đối tượng ở tỉnh Bến Tre. Cuộc thi được chia làm 2 vòng:

Vòng cơ sở – cấp trường: tổ chức tại ít nhất 11 trường từ TH đến CĐ-TCCN.

Vòng chung kết – cấp tỉnh:   tổ chức tại  trường CĐ Bến Tre, thành phố Bến Tre.

1.3       Đối tượng tham gia:

11 trường làm đầu mối của hội thi:

1- Trường TH Nguyễn Trí Hữu, Tp Bến Tre đầu mối cho các trường TH

2- Trường THCS Thị trấn Ba Tri  đầu mối cho các trường THCS và TH

3- Trường THCS Châu Hưng, Bình Đại đầu mối cho các THCS và THPT 

4- Trường THCS Mỹ Hóa, Tp Bến Tre đầu mối cho các trường THCS và THPT

5- Trường THCS Đại Điền, Thạnh Phú đầu mối cho các trường THCS và THPT

6- Trường THCS Mỹ Thạnh, Giồng Trôm đầu mối cho các trường THCS

7- Trường THPT Sương Nguyệt Anh, Ba Tri đầu mối cho các trường THPT

8- Trường THPT Nguyễn Ngọc Thăng, Giồng Trôm đầu mối cho các trường THPT

9- Trường THPT Lê Anh Xuân, Mỏ Cày Bắc đầu mối cho các trường THPT và THCS

10- Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai, Mỏ Cày Nam đầu mối cho các trường THPT và THCS

11- Trường TC VHNT Bến Tre đầu mối cho các trường CĐ nghề Đồng Khởi, CĐ Bến Tre, TC Y tế Bến Tre…

– Thành viên Hội Cựu Giáo chức tỉnh Bến Tre

– Giáo viên, cán bộ quản lý các trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp chuyên nghiệp, Trung học phổ thông, Trung học cơ sở, Tiểu học trong tỉnh Bến Tre. 

1.4 Thời gian:

– Hội thi diễn ra từ tháng 3/2012 đến tháng 5 /2012; (riêng phần bình chọn và tương tác với tác giả dự thi dự kiến kéo dài đến khi kết thúc dự án).   

II.    Nội dung

Bài dự thi cần tập trung, nhưng không hạn chế, vào các chủ đề đã đặt ra ở môn giáo dục công dân bậc TH, THCS, THPT, môn giáo dục chính trị, đạo đức trong các trường ĐH-CĐ-TCCN; có thể tích hợp, lồng ghép, khai thác nội dung GDLC từ các bộ môn có tiềm năng như: Văn, Tiếng Việt, Lịch sử, Tâm lý, Giáo dục học, chủ điểm sinh nhoạt Đoàn, Đội, sinh hoạt dưới cờ… ngoài ra, có thể đề cập đến các vấn đề sau:

1- GDLC cho HSSV, TTN hôm nay hướng tới xây dựng một nền hành chính phục vụ, các biện pháp khuyến khích sự tham gia tích cực của công dân, HSSV, TTN vào quá trình rèn luyện, tu dưỡng đạo đức theo tấm gương Bác Hồ. Các sáng kiến khuyến khích tinh thần “công bộc của dân” từ ghế nhà trường.

2- Các ý tưởng, thiết kế bài giảng, hoạt động ngoại khóa sáng tạo nhằm tăng cường đạo đức, tính trách nhiệm, ứng xử văn hóa của cán bộ, công chức, giáo viên, HSSV; đề cao các chuẩn mực và giá trị xã hội, chỉ ra các kẽ hở dễ dẫn tới vô cảm, vi phạm đạo đức và liêm chính cũng như các biện pháp để đưa các chuẩn mực và giá trị đó vào thực tế.

3- Các ý tưởng, thiết kế bải giảng, hoạt động ngoại khóa với mục tiêu góp phần nâng cao tính Liêm chính không bó hẹp trong và chỉ hướng vào phòng, chống tham nhũng, cần gắn với việc học tập và làm theo tấm gương đạo dức Hồ Chí Minh “Cần kiệm, liêm chính, chí công vô tư”; với giáo dục luân lý (ví dụ: thành công nghĩa là gì, đoàn kết với gia đình được hiểu ra sao, trung thực trong học tập được gì, mất gì, vì sao phải sống giản dị, tiết kiệm, tính trách nhiệm đối với bản thân, gia đình, nhà trường và cộng đồng… )

Ban tổ chức Hội thi trân trọng đón nhận các ý tưởng, thiết kế bài giảng, hoạt động ngoại khóa đưa ra các sáng kiến khuyến khích GDLC thông qua một số giá trị sống nền tảng và nhân văn như: tính trung thực, tính liêm chính, tinh thần trách nhiệm, tinh thần dấn thân của người công dân tương lai. vv…Dự án đề nghị các đơn vị cung cấp địa chỉ, email, điện thoại để Dự án cung cấp tài liệu tham khảo và giới thiệu chuyên gia tư vấn, hướng dẫn.

III. Hình thức thi; Giải thưởng;

1. Hình thức: Cuộc thi tiến hành qua 2 vòng;

*           Vòng sơ khảo:

         Diễn ra với sự tham gia của ít nhất 30 trường, tổ chức từ tháng 3 –  5/2012: 11 trường đầu mối của Hội thi xây dựng kế hoạch, ký thỏa thuận với dự án và triển khai cuộc thi, nhận bài dự thi các các bậc học gửi về dự thi. Dự án đến dự và trao giải và công bố kết quả trên website của nhóm Sáng tạo Trẻ và các trường, phòng GD & ĐT, cơ sở GD & ĐT.

         Các trường khác không là trường đầu mối của Hội thi có thể tự tổ chức cuộc thi tại cơ sở và lựa chọn, đề cử giáo viên, cán bộ quản lý tham gia cuộc thi cấp tỉnh hoặc đăng ký dự thi cấp cơ sở tại 1 trong 11 trường được chọn làm đầu mối của Hội thi.

         Trường được chọn làm đầu mối của Hội thi ngoài đạt được những yêu cấu có tính cạnh tranh trong mẫu đăng ký, lưu ý phải có ít nhất từ 15 sản phẩm trở lên, có thể liên kết, vận động các trường bạn, các tổ chức đoàn thể, các cá nhân có cùng mối quan tâm cả trong và ngoài tỉnh hợp tác thực hiện sản phẩm tham gia cuộc thi. Trường đầu mối của Hội thi sẽ được hỗ trợ về chuyên môn, cung cấp tài liệu, kinh phí tổ chức và giải thưởng trị giá trên 7.000 000 đ/ 1 trường.

– Tất cả các đối tượng có điều kiện, tìm hiểu và đồng ý thể lệ hội thi tại tỉnh Bến Tre có thể đăng ký tham dự cuộc thi độc lập hoặc liên kết với tổ chức, đơn vị có tiềm năng. Bài dự thi có thể lồng ghép linh hoạt và sáng tạo trong tất cả các môn học, hoạt động có tiềm năng khai thác, kết nối và khắc sâu GD công dân, GD đạo đức trong và ngoài nhà trường.

– Dự án tham vấn ý kiến chuyên gia; thẩm định và tư vấn hồ sơ dự thi (phiếu đăng ký, bài dự thi) và lựa chọn vào vòng chung kết.

*                 Vòng chung kết: Dự kiến từ 18 – 20 tháng 5/2012 tại trường CĐ Bến Tre;

2. Giải thưởng

– Giải thưởng cuộc thi cấp cơ sở tại 11 trường do Ban điều hành dự án và Ban tư vấn quyết đinh trao trên cơ sở kết quả chấm thi của BGK từng trường. Giải thưởng vòng chung kết cuộc thi cấp tỉnh bao gồm giải thưởng 1 chuyến thăm quan, học tập mô hình GDLC ở nước ngoài cho 4 cá nhân đạt giải nhất 4 bảng: CĐ – TCCN; THPT; THCS và TH nhằm:

– Thể nghiệm hình thức trao thưởng mới có ý nghĩa giúp các trường tiếp cận và tham quan, học tập mô hình GDLC tiêu biểu ở nước ngoài (dự kiến Thailand hoặc Cambodia, tùy thuộc kết quả liên hệ đối ngọai và hợp tác với đối tác).

– Hoạt động thăm quan, học tập mô hình GDLC ở nước ngoài có tác động tích cực thúc đẩy giao lưu và hội nhập quốc tế trong các trường học, góp phần đẩy mạnh việc thực thi Công ước Liên hiệp quốc về PCTN mà Chính phủ Việt Nam đã ký kết.

– Trị giá các giải thưởng:

+ Giải thưởng cuộc thi cấp cơ sở gồm 1 giải nhất: 3.000 000 đ; 1 giải nhì: 2.000 000 đ; 1 giải ba: 1.000 000 đ và 2 giải khuyến khích mỗi giải 500. 000 đ và quà tặng của nhà tài trợ.

+ Các tác giả vào vòng chung kết cấp tỉnh đều nhận được tặng phẩm có giá trị của cuộc thi, cơ cấu tặng phẩm do BTC và Ban giám khảo quyết định.

III. Chuyên gia và Tư vấn chính của Hội thi dự kiến có thành phần như sau

1- NGND,TS Đặng Huỳnh Mai – Nguyên Thứ trưởng Bộ GD & ĐT, Chủ tịch Hội Cựu giáo chức  tỉnh Vĩnh Long

2-  TS Trần Thị Ngọc Lan – Nguyên Phó Vụ trưởng, Trưởng CQ thường trực phía Nam, Ban Tuyên giáo TW

3-       Ông Vũ Hồng Thanh – Phó Chủ tịch Liên hiệp hội tỉnh Bến Tre, Nguyên UVBTV, trưởng Ban TG tỉnh ủy Bến Tre

4-  Ông Lê Thành Công – Hiệu trưởng trường CĐ Bến Tre – Cố vấn dự án

5-    Ông Phạm Văn Luân – Phó TP NCKH-QHQT, trường CĐ Bến Tre, Trưởng BĐH Dự án.

6-    Ông Nguyễn Văn Ba – Phó Chủ tịch Hội Cựu giáo chức Bến Tre

7-    Ông Lê Hoàng Tuấn – Phó trưởng Ban thường trực Ban CĐPCTN tỉnh Bến Tre

8-    Ông Trần Văn Thọ – Trưởng phòng Pháp chế PCTN, Thanh tra tỉnh Bến Tre

9-  Ông Lê Văn Vân, Giám đốc Trung tâm TTCTTG, Ban TG tỉnh ủy Bến Tre

10-            Bà Ngô Thuý Nga – Phó trưởng phòng Giáo dục Trung học, sở GD & ĐT Bến Tre

11-            Ông Trần Văn Vậy – Phó trưởng phòng NCVHXH- VP UBND Tỉnh Bến Tre

12-            Ông Lê Du Tiệp – Trưởng phòng NCKH-QHQT, Cố vấn nhóm Sáng tạo Trẻ

13-            Đại diện Ban tổ chức VACI: Thanh tra Chính phủ – Ngân hàng Thế giới (WB)

14-            Đại diện các nhà tài trợ (Bộ Phát triển Quốc tế Vương quốc Anh)

Bộ phận Thư ký và các hoạt động bên lề:

– Ông Nguyễn Văn Vũ Hùng, CV phòng NCKH-QHQT, trường CĐ Bến Tre phụ trách

Bộ phận Truyền thông, Hậu cần:

ÔngNguyễn Thanh Tùng, CV phòng Công tác HSSV, trường CĐ Bến Tre phụ trách

IV. Ban giám khảo, ban tổ chức Hội thi cấp tỉnh; dự kiến mời

1- Đại diện Ban tổ chức VACI – WB/ Thường trực Dự án P.141

2- Đại diện Thanh tra Chính phủ/Thanh tra tỉnh Bến Tre
3- Đại diện Nhà tài trợ/Ban Tuyên giáo tỉnh ủy
4- Đại diện sở Giáo dục & Đào tạo Bến Tre
5- Đại diện Hội Cựu giáo chức Bến Tre

+ Hình thành Ban tổ chức cuộc thi cấp tỉnh gồm 5 thành viên trong BĐH Dự án và đại diện 11 trường đầu mối của Hội thi ở cơ sở

– Ban giám khảo, ban tổ chức Hội thi cấp cơ sở ở từng trường hoặc cụm trường do trường đầu mối đề xuất bao gồm 4 thành viên và 1 chuyên gia/tư vấn do BĐH DA mời.

V. Thể lệ cuộc thi và Tiêu chí chấm thi

1. Thể lệ cuộc thi

 – Ban tổ chức Hội thi cấp tỉnh làm việc với các trường đầu mối xây dựng và hoàn thiện kế hoạch chi tiết tổ chức Hội thi, thể lệ cuộc thi cấp cơ sở và gửi email về dự án trước ngày 19/3/2012.

 – Ban tổ chức Hội thi cấp tỉnh và các trường đầu mối họp thông qua kế hoạch và ký hợp đồng thực hiện Hội thi cấp cơ sở vào lúc 8g00 ngày 20 /3/2012; sau khi có kế hoạch, dự án phê duyệt và hướng dẫn thực hiện với sự hỗ trợ tài chính, chuyên môn cho Hội thi. Ban tổ chức sẽ cung cấp tài liệu tham khảo phục vụ dự thi.

– Vòng cơ sở khuyến khích có nhiều giáo viên, cựu giáo viên và các đối tượng khác tham gia thiết kế bài giảng, hoạt động ngoại khóa GDLC-TTN.

Kết thúc vòng cơ sở, Dự án đến dự và trao giải trực tiếp tại 11 trường; các trường dự thi gửi báo cáo tổng kết cuộc thi và trích ngang tất cả các tác giả, sản phẩm dự thi; mỗi trường tập luyện và cử dự thi cấp tỉnh đối với giải nhất vòng trường (bao gồm tác giả, giáo viên, học sinh cùng thực hiện); Thời gian gửi báo cáo và đăng ký dự thi cấp tỉnh trước ngày 12/5/2012. Khuyến khích các trường gửi băng hình, vidéoclip minh họa cho cuộc thi ở trường mình, (đây là 1 cơ sở để BTC xem xét và tư vấn cho phần thi chung kết xếp hạng).

– Vòng chung kết, mỗi trường cử 1 giáo viên, 1 lớp (20 – 30 HSSV) và sản phẩm dự thi hoàn chỉnh về BTC trước 11/5/2012. Phần thi chung kết cấp tỉnh diễn ra tập trung 1 ngày tại trường CĐ Bến Tre, mỗi bài dự thi tiến hành tối đa trong 1 tiết = 45 phút. Có thể thay tiết giảng bằng băng hình tiết giảng đã thực hiện tại trường (các đơn vị có nhu cầu). Vòng chung kết chia ra 4 bảng: khối CĐ-TCCN; khối THPT; khối THCS và khối TH.

– BGK chấm thiết kế bài giảng, kịch bản hoạt động ngoại khóa thành 1 cột điểm riêng và tư vấn, hỗ trợ chuyên môn trước khi vào phần thi thực hành chính thức trên lớp học.

– Điểm chung kết xếp hạng bao gồm 3 phần điểm: bài soạn lý thuyết, giờ thực hành và kết quả khảo sát, trắc nghiện nhanh sau giờ học của HSSV đã dự học.

– Cá nhân đạt giải nhất tham gia chuyến học tập mô hình ngoài nước sẽ hoàn thành 1 số thủ tục về xuất nhập cảnh, (có sẵn hộ chiếu) tham gia huấn luyện chuyên môn, ngoại ngữ phụ vụ chuyến công tác do đó cần có bước chuẩn sớm bị để thích ứng với hoạt động này.

2. Tiêu chí chấm thi

Trên cơ sở ý kiến các trường hội thảo phát động, hướng dẫn tham gia cuộc thi, Ban giám khảo cuộc thi có 2 phiên họp để bàn bạc và thống nhất tiêu chí chấm thi, Ban tổ chức sẽ thống nhất sau cùng và quyết định chính thức cùng với cơ cấu giải thưởng. Tiêu chí cụ thể sẽ ban hành trên cơ sở đảm bảo các yêu cầu sau:

1- Giúp các trường học, tổ chức, cá nhân có cách nhìn nhận mới về GDLC cho HSSV và TTN theo định hướng khơi dậy và khuyến khích phát huy giá trị sống đẹp;

2- Có tính sáng tạo, có tiềm năng ứng dụng, dễ thực hành, dễ phổ biến, vận dụng, hướng vào chuyển đổi hành vi, nâng cao hiệu quả giáo dục chính khoá từ hoạt động ngoại khoá;

3- Cách tiếp cận, khai thác sáng tạo và hiệu quả nguồn tư liệu GDLC do dự án phổ biến kết nối với duy trì, phát triển mạng lưới các trường học ở Bến Tre góp phần thực hiện Quyết định 137/Ttg của TTCP V/v đưa nội dung PCTN vào nhà trường;

4- Có tính tương tác cao, kết nối khai thác sử dụng các phương pháp, phương tiện dạy học truyền thống và hiện đại nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục công dân, giáo dục toàn diện, góp phần đưa nội dung phòng, chống tham nhũng vào chương trình giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng. Hướng đến mục tiêu “nâng cao nhận thức, trách nhiệm và xây dựng thái độ, ý thức tự giác cho cán bộ, công chức, học sinh, sinh viên trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, phát huy vai trò của xã hội, của các cơ quan nhà nước, qua đó tạo ra phong trào sâu rộng đấu tranh phòng, chống tham nhũng, từng bước hình thành văn hoá chống tham nhũng”;

5- Thiết kế bài giảng, kịch bản hoạt động ngoại khóa GDLC gần gũi, thân thuộc với cộng đồng, tạo tiền đề đưa nội dung PCTN vào chương trình giáo dục, đào tạo.

VI. Quy định về bài dự thi

1- Các thông tin về cá nhân

Thí sinh cần cung cấp đầy đủ các thông tin sau đây :
  • Họ tên.                                                                    Ngày, tháng, năm sinh.
  • Chức vụ/vị trí công tác.                                          Số CMND.
  • Tên trường/ lớp/ đơn vị, chuyên ngành, bộ môn, bài học.
  • Địa chỉ thường trú và địa chỉ cơ quan liên hệ, điện thoại, email.
  • Mục tiêu cần đạt của thiết kế (gắn với bài học nào?)
  • Cách đánh giá hiệu quả tiết giảng/hoạt động
  • Tiến trình – các bước thực hiện
  • Các vấn đề khác cần thuyết minh thêm về sản phẩm dự thi

2- Hình thức bài dự thi:

·         Bài dự thi bao gồm thiết kế bài giảng, kịch bản hoạt động ngoại khóa: tranh ảnh, trò chơi (kể cả phần mềm vi tính)…bài viết có thể tham khảo và sử dụng hình thức bài soạn (giáo án) lên lớp thông thường; nên trong khoảng 1000 đến 1500 từ, sử dụng font Times New Roman, kích cỡ 12pt. Bài viết được gửi dưới dạng file *.doc. Khuyến khích bài có tóm tắt (ngắn 20 – 25 dòng) hoặc thể hiện bằng tiếng Anh.

·         Bài dự thi không gửi dạng file, được gửi qua bưu điện hoặc trực tiếp đến VP dự án, cần ghi đầy đủ, chính xác địa chỉ liên hệ, số điện thoại, email của người dự thi.

3-  Đối với kịch bản tiểu phẩm

·         Kịch bản nên có độ dài từ 1000 đến 1500 từ, sử dụng font Times New Roman, kích cỡ 12pt. Kịch bản được gửi dưới dạng file *.doc; dung lượng biểu diễn không quá 45 phút (trường hợp đặc biệt có thể dài hơn). Nếu kịch bản được chọn vào vòng thi cấp tỉnh, đội kịch sẽ diễn xuất ở vòng chung khảo hoặc thể hiện qua băng hình.

4- Đối với videoclip, băng hình

  • Độ dài của clip từ 8 đến 10 phút. Clip có định dạng AVI, MP 4.
5 – Quy định khác

·         Bài dự thi hợp lệ khi chưa đăng tải trên phương tiện truyền thông hoặc được sử dụng ở các cuộc thi chính thức khác. Nếu vi phạm điều này, mặc nhiên bài dự thi bị loại.

·         Bài dự thi không được điều tra hay chỉ rõ đích danh những trường hợp cá nhân cụ thể (không nêu danh những cá nhân hoặc tổ chức vi phạm)

·         Thí sinh cam đoan bài viết, tác phẩm dự thi là của mình. Thí sinh gửi bài đến cuộc thi đồng nghĩa tuân theo luật bản quyền. Ban tổ chức không chấp nhận mọi hình thức vi phạm.

·         Bài dự thi có thể được Ban điều hành dự án và nhà tài trợ sử dụng, sao chép, thích ứng, phổ biến cho các mục đích quảng bá hoặc báo cáo kết quả Hội thi và Biên tập xây dựng Kỷ yếu của Dự án.

·         Thành viên Ban tổ chức, Ban giám khảo không tham gia cuộc thi.

·         BTC không gởi lại cho tác giả những bài thi sau khi đã nộp.

·         Việc tham gia cuộc thi bao hàm việc đồng ý và tuân theo Thể lệ cuộc thi. Thể lệ cuộc thi có thể được thay đổi theo quyết định của Ban điều hành dự án, Ban tổ chức sau khi được các cơ quan chức năng, nhà tài trợ thống nhất.

6- Hình thức gửi bài Thí sinh có thể gửi bài dự thi theo các cách sau đây:

+ Gửi về 11 trường đầu mối cuả Hội thi – Nơi nào thuận tiện nhất

+ Các trường đầu mối và thí sinh tự do gửi về BTC Hội thi cấp tỉnh

a/ Gửi qua địa chỉ email: Khuyến khích bài dự thi gửi theo hình thức này.

Email: sangtaotre2010@gmail.com. Sau khi nhận bài dự thi, BTC sẽ gửi email xác nhận.

– Hạn gửi bài dự thi qua email: từ 20/3 đến 17h00  ngày 11/05/2012.

b/ Gửi bài dự thi trực tiếp:

– Thí sinh nộp bài dự thi tại: Văn phòng Dự án, Phòng NCKH-QHQT, trường CĐ Bến Tre, ấp 1 xã Sơn Đông, Tp Bến Tre – Liên hệ ông Nguyễn Văn Vũ Hùng.

c/ Gửi bài dự thi qua đường bưu điện

         Từ ngày phát động đến hết ngày 11/05/2012. (BTC căn cứ vào dấu bưu điện xác nhận thời gian nhận bài). Người nhận: Ông Nguyễn Văn Vũ Hùng, Phòng NCKH-QHQT, trường CĐ Bến Tre, ấp 1 xã Sơn Đông, Tp Bến Tre.

Lưu ý  Mọi ý kiến thắc mắc, tư vấn, hướng dẫn hỗ trợ tham gia cuộc thi liên hệ:

Văn phòng Dự án P.141 – Phòng NCKH-QHQT, trường CĐ Bến Tre, Ấp 1, xã Sơn Đông, Tp Bến Tre, tỉnh Bến Tre.

Email: sangtaotre2010@gmail.com  ĐT: 0753 545018; FAX: 0753 820103

Website: www.bentre.xudua.com   Đường dây nóng: 988739732
 

BAN ĐIỀU HÀNH DỰ ÁN

 
 
&