Tin Tức & Sự Kiện
Ngoại giao cây tre ở khắp châu Á- thuyết trình của Tiến sĩ Pierre Grosser tại trung tâm EFEO

Ngoại giao cây tre ở khắp châu Á- thuyết trình của Tiến sĩ Pierre Grosser tại trung tâm EFEO

Ngày 24 tháng 4 năm 2025, tại trung tâm EFEO (Viện Viễn Đông Bác cổ), 113 Hai Bà Trưng Quận 1, nhà sử học, học giả – tiến sĩ PIERRE GROSSER trình bày đề tài: “Cây tre ở khắp châu Á? Khái niệm “ngoại giao cây tre” trong khu vực”

Nhà sử học, học giả – tiến sĩ PIERRE GROSSER trình bày đề tài: “Cây tre ở khắp châu Á? Khái niệm “ngoại giao cây tre” trong khu vực”

TS. Phạm Văn Luân giảng viên khoa Quản lý văn hoá nghệ thuật Trường ĐH Văn hóa Tp. HCM cùng nhóm các sinh viên, học viên Trần Nguyễn Ngọc Trâm, Phan Hoàng Minh Anh, ThS. Lê Đoàn Thành Tài, Nguyễn Ngọc Tường Vy, Nguyễn Thị Thu Thúy, Nguyễn Đặng Tấn Lộc, Đoàn Anh Tuấn, Lê Ngọc Hân đến tham dự chương trình.

Tiến sĩ Pierre Grosser phân tích diễn ngôn cụ thể về Quan hệ quốc tế của Việt Nam: tại hội nghị Đối thoại toàn quốc lần thứ nhất tổ chức ngày 14/12/2021, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã kết thúc bài phát biểu bằng việc khẳng định quyết tâm xây dựng và phát triển “trường phái ngoại giao cây tre Việt Nam” (Báo điện tử Chính phủ, 2021)

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu: chúng ta đã xây dựng nên một trường phái đối ngoại và ngoại giao rất đặc sắc và độc đáo của Thời đại Hồ Chí Minh, mang đậm bản sắc “cây tre Việt Nam”, “gốc vững, thân chắc, cành uyển chuyển” (“Thân gầy guộc, lá mong manh, mà sao nên luỹ, nên thành tre ơi!”), thấm đượm tâm hồn, cốt cách và khí phách của dân tộc Việt Nam.[…] Quyết tâm xây dựng và phát triển một nền đối ngoại, ngoại giao Việt Nam hiện đại và mang đậm bản sắc dân tộc – trường phái ngoại giao “Cây tre Việt Nam”! https://baochinhphu.vn/toan-van-phat-bieu-cua-tong-bi-thu-nguyen-phu-trong-tai-hoi-nghi-doi-ngoai-toan-quoc-102305526.htm

Kể từ đó, khái niệm này đã trở thành một điểm nhất nổi bật trong ngôn ngữ chính trị và đối ngoại của Việt Nam dưới sự lãnh đạo hiện nay của Đảng Cộng sản. Kể từ đó cho đến nay, Việt Nam liên tục năng động mở rộng các quan hệ đối tác chiến lược toàn diện đến nhiều quốc gia trên thế giới như Trung Quốc, Nga, Ấn Độ, Nhật Bản, Hoa Kỳ, Pháp, Malaysia, Indonesia, Singapore, …Các hiệp định thương mại tự do của Việt Nam năm 2021:

  • RCEP (Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực) hiệp định thương mại tự do giữa 10 nước ASEAN (bao gồm Việt Nam) và 5 đối tác lớn: Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Australia, New Zealand;
  • CPTPP (Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương) là hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, gồm 11 nước: Việt Nam, Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore. Mục tiêu: Xóa bỏ 97-100% thuế nhập khẩu (theo lộ trình), thúc đẩy tự do hóa thương mại, bảo vệ môi trường, lao động, và sở hữu trí tuệ.

Theo Tiến sĩ Pierre Grosser, chính sách ngoại giao hiện nay của Việt Nam là một truyền thống có từ năm 1960 khi chủ tịch Hồ Chí Minh và chính phủ mở rộng quan hệ các nước lớn trên thế giới.

Tiến sĩ Pierre Grosser trả lời câu hỏi thắc mắc của Lê Ngọc Hân về vị trí của Việt Nam khi các quốc gia lớn trên thế giới tích cực ngoại giao mở rộng quan hệ: chúng ta cần có sự cẩn trọng với những nguy cơ trong khu vực cũng như các khó khăn thách thức nội tại cần giải quyết.

Tuy nhiên, đây có phải là đặc trưng ngoại giao của Việt Nam không? Tiến sĩ Pierre Grosser nhận định: các nước châu Á, do lịch sử và cạnh tranh cũng có phong cách ngoại giao tương tự.

Thuật ngữ “ngoại giao cây tre” chỉ bắt đầu được hình thành về mặt diễn ngôn từ cuối những năm 1960  khi Thái Lan bắt đầu tiến hành một loại các thực hành ngoại giao khác biệt với Liên Xô và Trung Quốc. Chính sách đối ngoại “vì mình” (proself foreign policy) từ lâu đã là một thành tố cốt lõi trong hệ giá trị của giới tinh hoa Thái Lan.

Nguyên tắc bebas aktif (tự do và chủ động). Dựa trên nguyên tắc này, chính sách đối ngoại của Indonesia tránh tham gia vào các cuộc cạnh tranh quyền lực ở cấp độ khu vực và toàn cầu, đồng thời vẫn bảo vệ vững chắc chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, cũng như duy trì ổn định khu vực Đông Nam Á.

Ông Vivian Balakrishnan (Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Singapore) ngày 17 tháng 7 năm 2017 đã phát biểu: Chúng tôi mong muốn trở thành bạn của tất cả các quốc gia, nhưng là kẻ thù của không ai. Điều này đặc biệt đúng đối với khu vực lân cận của chúng tôi, nơi hoà bình và ổn định ở Đông Nam Á là hoàn toàn thiết yếu. […] Mục tiêu của chúng tôi là mở rộng chính trị và kinh tế, để chúng tôi trở nên có liên quan đối với họ, và để họ thấy rằng thành công của chúng tôi cũng là vì lợi ích của họ.

Tiến sĩ Pierre Grosser, tiến sĩ Phạm Văn Luân và nhóm sinh viên đến dự chương trình

Một chính sách đa liên kết hơn là không liên kết

Trước thực tế, phần lớn các quốc gia đều có các tiếp cận chủ động. Có một nền ngoại giao thực sự của các cường quốc “tầm trung” tránh việc liên kết không phải bằng những tuyên bố nguyệt tác lớn hoặc thông qua việc tham gia các hội nghị trong đại với những bài phát biểu nổi tiếng, mà bằng chính sách đa liên kết, như cách Ấn Độ làm — luân chuyển giữa Quad, BRICS và Tổ chức Hợp tác Thượng Hải — hoặc bằng chính sách ngoại giao vừa đa hướng (như Kazakhstan từ những năm 1990), vừa giao dịch song phương (như Thổ Nhĩ Kỳ), hoặc bằng các hình thức khác nhau của chủ nghĩa thiên đa phương, đa dạng hóa quan hệ đối tác, và “phức hôn thế chế”. (nguồn: https://theconversation.com/en-relations-internationales-l-non-alignement-existe-t-il-vraiment-204878)

Thời đại của các liên minh linh lâu dài đã kết thúc. Thay vào đó là “phức hôn ngoại giao”. Sự trở lại mạnh mẽ của chủ nghĩa đa cực – trạng thái bình thường của hệ thống quốc tế được xây dựng dựa trên sự đa dạng của các yếu tố quyền lực, sự phân bố không đồng đều và biến động của chúng, cùng với sự lan toả quyền lực về phía các cường quốc tầm trung và các chủ thể phi nhà nước- hiện nay đang dẫn đến một trật tự bất ổn, thiếu chắc chắc và vì thế thuận lợi cho xung đột.

Câu chuyện của các quốc gia nhỏ ở Đông Âu trong tình thế khó xoay sở. Những quốc gia tầm trung ở châu Á có dân số đông, kinh tế ổn định có sự uyển chuyển hơn trước thách thức của cạnh tranh quốc tế.

Tiến sĩ Pierre Grosser dạy Lịch sử quan hệ quốc tế và các thách thức đương đại tại Viện Nghiên cứu Chính trị Paris (Sciences Po Paris)

Pierre Grosser là một nhà sử học và học giả người Pháp, chuyên sâu về lịch sử quan hệ quốc tế, đặc biệt là Chiến tranh Lạnh, chiến tranh Đông Dương và vai trò của châu Á trong lịch sử thế giới hiện đại.​

  • Bảo vệ luận án tiến sĩ năm 2002 với đề tài: La France et l’Indochine (1953-1956): une “carte de visite” en “peau de chagrin” (chính sách của Pháp tại Đông Dương giai đoạn 1953–1956) dưới sự hướng dẫn của Pierre Milza tại Viện Nghiên cứu Chính trị Paris (Sciences Po Paris)
  • Giảng viên tại Sciences Po Paris từ năm 1996, chuyên về lịch sử quan hệ quốc tế và các vấn đề toàn cầu đương đại
  • Giám đốc nghiên cứu của Viện Ngoại giao thuộc Bộ Ngoại giao Pháp từ năm 2001 đến 2009

Một trong những tác phẩm gần nhất của ông có thể kể đến

  • L’histoire du monde se fait en Asie : une autre vision du XXe siècle [Lịch sử thế giới được thực hiện ở Châu Á: một góc nhìn khác về thế kỷ XX], NXB Odile Jacob, ấn bản thứ 2 năm 2019.
  • L’autre guerre froide ? La confrontation Etats-Unis/Chine [Một cuộc chiến tranh lạnh khác? Cuộc đối đầu Hoa Kỳ/Trung Quốc], NXB CNRS, 2023 với vai trò chủ biên
  • Histoire mondiale des relations internationales depuis 1900 [Lịch sử quan hệ quốc tế thế giới kể từ năm 1900], NXB Bouquins, 2023.
TS. Phạm Văn Luân và nhóm sinh viên ĐHSP Tp. HCM và VOV tại EFEO TP.HCM

LÊ NGỌC HÂN