Tin Tức & Sự Kiện
HỘI THẢO “<a href="https://thanhnien.vn/danh-nhan-van-hoa-nguyen-dinh-chieu-tren-van-dan-the-gioi-post1473191.html" target="_blank" rel="noreferrer noopener">THI HÀO DÂN TỘC, DANH NHÂN VĂN HÓA</a> NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU: HƯỚNG TIẾP CẬN VÀ THÀNH TỰU NGHIÊN CỨU MỚI” – BÀI HỌC LỚN TRI ÂN <br>CỤ ĐỒ CHIỂU TỪ GÓC NHÌN HỌC THUẬT

HỘI THẢO “THI HÀO DÂN TỘC, DANH NHÂN VĂN HÓA NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU: HƯỚNG TIẾP CẬN VÀ THÀNH TỰU NGHIÊN CỨU MỚI” – BÀI HỌC LỚN TRI ÂN 
CỤ ĐỒ CHIỂU TỪ GÓC NHÌN HỌC THUẬT

Nằm trong chuỗi hoạt động nhân kỷ niệm 200 năm ngày sinh danh nhân văn hóa thế giới Nguyễn Đình Chiểu theo Nghị quyết của UNESCO. Thiết thực tưởng niệm và tri ân Cụ Đồ Chiểu, một sự kiện học thuật lớn trong năm 2022 – Hội thảo khoa học quốc gia “Thi hào dân tộc, danh nhân văn hóa Nguyễn Đình Chiểu: Hướng tiếp cận và thành tựu nghiên cứu mới” đã diễn ra trong 2 ngày 11& 12/11/2022 tại  Trường ĐH Khoa học Xã hội Nhân văn – ĐH Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, hoạt động du khảo văn hóa tại tỉnh Long An và Bến Tre. 

Ban Tổ chức và các diễn giả của Hội thảo – Ảnh: PT.

Gần 200 nhà khoa học, thầy cô giáo, học viên cao học, sinh viên trong và ngoài nước đã tham gia trực tiếp và trực tuyến các hoạt động học thuật sôi nổi của Hội thảo – nơi các nhà nghiên cứu văn học trong cả nước công bố những nghiên cứu mới về cuộc đời và sự nghiệp của đại thi hào dân tộc, danh nhân văn hoá Việt Nam tiêu biểu- Nguyễn Đình Chiểu nhân dịp kỷ niệm 200 năm ngày sinh của ông. Phát biểu khai mạc Hội thảo, TS. Lê Hoàng Dũng, Hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học Xã hội Nhân văn TP. Hồ Chí Minh đã khẳng định, sau nhiều tháng chuẩn bị nhà trường đã phối hợp tích cực với Trường ĐH Sư phạm Hà Nội 2 trung tâm nghiên cứu văn học lớn của cả nước huy động sự tham gia của hàng trăm nhà khoa học, nhà giáo, những người yêu thích văn thơ Nguyễn Đình Chiểu cùng nhau làm nên một sự kiện học thuật lớn tri ân danh nhân văn hóa thế giới Nguyễn Đình Chiểu.

TS. Lê Hoàng Dũng khai mạc Hội thảo – Ảnh: PT.

Trình bày báo cáo đề dẫn tại hội thảo, PGSTS. Hà Văn Minh, Chủ nhiệm Khoa Ngữ văn Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, nhấn mạnh: Nguyễn Đình Chiểu là tác gia lớn cuối cùng thuộc mảng văn học viết bằng chữ Nôm đặc sắc trong văn chương trung đại Việt Nam. Gia tài văn chương mà ông để lại đặc biệt đa dạng và độc đáo. Nhiều tác phẩm của Nguyễn Đình Chiểu, ngay từ khi ra đời đã trở thành món ăn tinh thần quý báu của nhân dân Nam bộ và dần trở thành di sản có ý nghĩa bản sắc của lịch sử văn hóa, văn học Việt Nam. Di sản văn hóa Nguyễn Đình Chiểu là một nguồn tài nguyên nhân văn vô hạn cho giới nghiên cứu hiện tại và tương lai, điều đó đã nhẳng định dấu ấn và tầm vóc tư tưởng, tài năng, nhân cách của Cụ Đồ Chiểu ngày càng được thế giới biết đến và phổ biến rộng rãi theo đúng tinh thần Nghị quyết UNESCO khi vinh danh Ông. 

PGSTS. Hà Văn Minh tiếp nhận sách Truyện thơ Nôm Lục Vân Tiên song ngữ Việt – Hàn 
tại Hội thảo – Ảnh: PT.

Có 69 báo tham luận của các học giả trong cả nước gửi về Ban Tổ chức Hội thảo, một nửa trong số này đã được trình bày, thảo luận sôi nổi tại 4 tiểu ban: – Tiểu sử và sự nghiệp Nguyễn Đình Chiểu: Những vấn đề mới; – Những xu hướng tiếp nhận thơn ca Nguyễn Đình Chiểu: Mở rộng và biến đổi; – Thơ văn Nguyễn Đình Chiểu: Những vấn đề văn bản và dạy học trong nhà trường và – Nguyễn Đình Chiểu: Tư tưởng đạo lý và thời đại. Nội dung các tham luận được trình bày rất đa dạng, là những nghiên cứu mới về cuộc đời và sự nghiệp Nguyễn Đình Chiểu. Tỉnh Bến Tre góp mặt tại hội thảo với 4 tham luận của các tác giả: ThS. Mai Châu Pha, Trường THPT Chuyên Bến Tre – “Phát huy vẻ đẹp ngôn ngữ trong truyện Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu”, trong tham luận của mình, tác giả đã đưa ra nhận định khoa học: “Nguyễn Đình Chiểu có nhiều đóng góp trong đổi mới ngôn ngữ văn học Nam Bộ cuối thế kỷ XIX, vẻ đẹp ngôn ngữ trong Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu đem đến cho tiếng Việt những sắc thái độc đáo của ngôn ngữ Nam Bộ, rất dễ nhớ, dễ thuộc, dễ đi vào lòng người, gây xúc động sâu sắc…”; ThS. Uông Thị Cẩm Vân, Bảo tàng Bến Tre trong tham luận: “Khai thác di sản văn hóa Nguyễn Đình Chiểu giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ Việt Nam” khẳng định: “Những giá trị đạo đức, nhân cách sống vô cùng đáng quý của danh nhân Nguyễn Đình Chiểu không chỉ có giá trị trong quá khứ mà còn cần  thiết trong việc xây dựng đạo đức, nhân cách con người Việt Nam hiện nay. Thế hệ trẻ là đối tượng rất nhạy cảm với cuộc sống, bị ảnh hưởng cả những mặt tốt và cả những thói xấu. Cho nên trong quá trình phát triển nhất thiết cần được định hướng, do đó những hành động, biểu hiện của thế hệ đi trước rất dễ ảnh hưởng đến thanh niên. Với những cống hiến to lớn cho dân tộc, cho nền văn học nước nhà, Nguyễn Đình Chiểu mãi mãi xứng đáng với niềm tin yêu, kính phục của nhân dân dành cho ông và là một tấm gương sáng cần được tuyên truyền, giới thiệu để thế hệ trẻ hôm nay học tập và noi theo”. CN. Trần Đông Phú – Chi hội Di sản văn hóa Sáng tạo Trẻ, Học viên Cao học Phạm Nguyễn Phúc Toàn – Trường ĐH Công nghệ thông tin, ĐH Quốc gia TP.Hồ Chí Minh với tham luận Nhóm Sáng tạo Trẻ Bến Tre – Nhịp cầu truyền dạy Nói thơ Vân Tiên ở Bến Tre hiện nay đã giới thiệu một mô hình mới truyền dạy Nói thơ Vân Tiên ở Bến Tre và nhận định: “Nói thơ Vân Tiên là hình thức diễn xướng dân gian độc đáo, Nhóm Sáng tạo Trẻ Bến Tre đang nỗ lực trở thành cầu nối lan tỏa giá trị của tác phẩm Lục Vân Tiên thông qua triyền dạy nói thơ Vân Tiên trong cuộc sống đương đại. Còn mãi với thời gian, nói thơ Vân Tiên đã làm sâu sắc và phong phú kho tàng di sản văn hóa phi vật thể các dân tộc Việt Nam. Với nói thơ Vân Tiên tên tuổi Nguyễn Đình Chiểu – tác phẩm Lục Vân Tiên luôn được nhiều thế hệ nhắc đến không chỉ vì giá trị nghệ thuật thơ văn, mà còn là giá trị về đạo lý làm người với những chuẩn mực: lòng yêu nước, thủy chung, hiếu nghĩa… có giá trị vững bền trong mọi thời đại – những giá trị đã làm nên “sức mạnh mềm” của Bến Tre, Việt Nam”. Ngoài ra còn có Học viên Cao học Nguyễn Thị Hồng Lan, Trường THPT Đoàn Thị Điểm với tham luận: “Phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh phổ thông qua dạy và học thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu (khảo sát trường hợp tỉnh Bến Tre)” là 4 tham luận  vinh dự được Ban Tổ chức Hội thảo mời trình bày trực tiếp và trực tuyến tại Hội thảo.

Tác giả Nguyễn Thị Hồng Lan (trái) tặng sách Truyện thơ Nôm Lục Vân Tiên song ngữ Việt – Hàn cho TS Hà Ngọc Hòa – ĐHSP Huế tại Hội thảo – Ảnh: PT.

Bài tham luận “Phong cách khẩu ngữ trong truyện thơ Nôm Lục vân Tiên” của TS. Phạm Văn Luân, Trường ĐH văn hóa Tp. Hồ Chí Minh trình bày tại Hội thảo đã nhấn mạnh: “Trong hướng tiếp cận và thành tựu nghiên cứu mới về Nguyễn Đình Chiểu, phong cách khẩu ngữ từ truyện thơ Nôm Lục Vân Tiên đã đưa  Nói thơ Vân Tiên trở thành diễn xướng dân gian độc đáo, lan tỏa giá trị nhiều mặt của Lục Vân Tiên trong cuộc sống đương đại, làm nên “sức mạnh mềm” Bến Tre, Việt Nam. UNESCO kỷ niệm 200 năm sinh Nguyễn Đình Chiểu là thời cơ lớn nghiên cứu, phổ biến, văn bản Lục Vân Tiên mà phong cách khẩu ngữ là một nhịp cầu thúc đẩy hợp tác giữa các trường ĐH, viện nghiên cứu và các bên liên quan trong và ngoài nước tiếp cận khám phá, giải mã những giá trị đặc sắc “càng nhìn càng sáng như sao Khuê” từ di sản văn hóa Nguyễn Đình Chiểu.” Hiệu ứng từ bài tham luận này, TS. La Mai Thi Gia, Trường ĐH Khoa học Xã hội Nhân văn TP. Hồ Chí Minh đã hứng khởi trình bày 1 trích đoạn Nói thơ Vân Tiên và cho biết Khoa Văn học nhà trường đã có nhiều sinh hoạt chuyển đề và tổ chức truyền dạy Nói thơ Vân Tiên… 

TS. Phạm Văn Luân trình bày tham luận tại Hội thảo – Ảnh PT

Theo TS Phạm Văn Luân, một trong những vấn đề được hội thảo quan tâm là những nghiên cứu văn bản học và phát hiện mới, công bố tư liệu mới về di sản văn chương Nguyễn Đình Chiểu: những phát hiện mới về văn bản Lục Vân Tiên, các dị bản Nôm truyện Lục Vân Tiên, khảo thuật lời tựa cho bản dịch tiếng Pháp của Lục Vân Tiên (1885), về bản Lục Vân Tiên quốc ngữ (1867). Những tư liệu chữ Nôm và ngoại văn mới được khai thác, tình hình khắc in truyện thơ Nôm của Nguyễn Đình Chiểu ở Quảng Đông (Trung Quốc) cuối thế kỷ XIX, vấn đề tiếp nhận và giới thiệu Lục Vân TiênVăn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của người Pháp…Đặc biệt, tác phẩm Nguyễn Đình Chiểu ở nước ngoài được phát hiện từ sau Hội thảo Quốc gia về Nguyền Đình Chiểu – 1982 ở Bến Tre như các bản Lục Vân Tiên tiếng Ukraine, tiếng Hàn Quốc và tiếng Thải cổ (Tây Bắc Việt Nam)… Những nghiên cứu trên đã làm sáng tỏ nhiều vấn đề đang được quan tâm ở di sản văn hóa Nguyễn Đình Chiểu. Nhận định về điểm mới của các họat động học thuật nhân kỷ niệm 200 năm ngày sinh danh nhân văn hóa thế giới Nguyễn Đình Chiểu, GSTS. Huỳnh Như Phương người đã từng dự Hội thảo Quốc gia về Nguyền Đình Chiểu năm 1982 ở Bến Tre trong phát biểu tại Hội thảo đã nhấn mạnh: “Sau 40 năm nhìm lại công tác nghiên cứu về Nguyền Đình Chiểu cho thấy có sự tiến bộ rõ rệt, nhất là qua Hội thảo khoa học quốc tế “Danh nhân Nguyền Đình Chiểu trong thời đại ngày nay” tổ chức ở Bến Tre tháng 6/2022 và Hội thảo hôm nay, từ Kỷ yếu Hội thảo đến các nội dung mới được công bố đã cho thấy điều đó…”  

GSTS. Huỳnh Như Phương phát biểu tại Hội thảo – Ảnh: TL.

Hoạt động học thuật, công bố những nghiên cứu mới từ di sản văn hóa Nguyễn Đình Chiểu, là một tiêu điểm quan trọng được UNESCO nhấn mạnh và khuyến khích tổ chức, chính vậy với riêng danh nhân Nguyễn Đình Chiểu, Trưởng đại diện UNESCO tại Việt Nam quan tâm và dành cho Ông sự tôn vinh đặc biệt và Hội thảo “Thi hào dân tộc, danh nhân văn hóa Nguyễn Đình Chiểu: Hướng tiếp cận và thành tựu nghiên cứu mới” đã góp phẩn là sâu sắc và phong phú sự tôn vinh của UNESCO đối với danh nhân Nguyễn Đình Chiểu ở tầm thế giới.

Văn bản vinh danh Nguyễn Đình Chiểu được Trưởng đại diện UNESCO tại Việt Nam gửi cho tỉnh Bến Tre. – Nguồn: UNESCO Việt Nam

Phúc Toàn