Tin Tức & Sự Kiện
DINH THỰ TỔNG LÃNH SỰ NHẬT BẢN TẠI TP. HỒ CHÍ MINH – CÔNG TRÌNH DO CỐ KIẾN TRÚC SƯ  HUỲNH TẤN PHÁT THIẾT KẾ -MỘT DẤU ẤN TRONG MỐI QUAN HỆ NGOẠI GIAO VIỆT NAM – NHẬT BẢN VÀ BÀI HỌC VỀ BẢO TỒN DI SẢN KIẾN TRÚC ĐÔ THỊ

DINH THỰ TỔNG LÃNH SỰ NHẬT BẢN TẠI TP. HỒ CHÍ MINH – CÔNG TRÌNH DO CỐ KIẾN TRÚC SƯ  HUỲNH TẤN PHÁT THIẾT KẾ -MỘT DẤU ẤN TRONG MỐI QUAN HỆ NGOẠI GIAO VIỆT NAM – NHẬT BẢN VÀ BÀI HỌC VỀ BẢO TỒN DI SẢN KIẾN TRÚC ĐÔ THỊ

Đoàn tham quan chụp ảnh lưu niệm vớiông Shiraishi Hideyuki, Trưởng Ban Văn hoá – Giáo dục, Tổng lãnh sự quán Nhật Bản (thứ tư từ phải sang) – Ảnh: CTV

Kiến trúc sư Huỳnh Tấn Phát (1913 – 1989), ông là một nhà tri thức – một kiến trúc sư, một nhà cách mạng, một nhà văn hóa của Việt Nam, ông nổi tiếng từ những năm 40 của thế kỷ trước với các công trình ấn tượng. Cuộc đời và sự nghiệp của ông luôn gắn liền với các công trình kiến trúc với lối tư duy nghệ thuật, kiến tạo và am hiểu văn hóa sâu sắc theo tinh thần thuận thiên. Không chỉ là kiến trúc, công trình của ông còn là biểu tượng của lối sống – nhân cách cao đẹp. Tất cả tạo nên những giá trị cho cuộc đời và sự nghiệp của ông.

Kiến trúc sư Huỳnh Tấn Phát Nhà trí thức, nhà cách mạng, nhà văn hóa huyền thoại của Việt Nam. Nguồn: Tạp Chí Kiến Trúc

Ngày 23/01/2024 vừa qua đoàn nghiên cứu đến từ trường Đại học Văn hóa TP. Hồ Chí Minh đã có chuyến tham quan đến tòa nhà dinh thự Tổng lãnh sự Nhật Bản tại Tp. Hồ Chí Minh, số 150 Nguyễn Đình Chiểu, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh. Chuyến tham quan đã để lại nhiều cảm xúc đối với tư duy và lối thiết kế kiến trúc vô cùng đặc sắc và tinh tế của cố Kiến trúc sư Huỳnh Tấn Phát. Bên cạnh đó chúng em cũng thật bất ngờ vì tầm nhìn của ông về kiến trúc khi một tòa nhà được xây dựng hơn 81 năm trước nhưng các kết cấu vẫn còn rất tốt và vẫn phù hợp với sự phát triển ngày một nhanh và hiện đại của TP. Hồ Chí Minh trong quá trình đô thị hóa.

 Theo tư liệu của phía Nhật Bản, dinh thự Tổng lãnh sự Nhật Bản tại Tp. Hồ Chí Minh  hiện nay được chính phủ Nhật Bản mua lại và sở hữu từ năm 1942, trước đó là một biệt thự tư gia được thiết kế bởi cố Kiến trúc sư Huỳnh Tấn Phát. Kể từ khi được chính phủ Nhật Bản mua lại cho đến năm 1975, ngôi biệt thự này trở thành dinh thự của Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam vào thời kỳ đó. Từ năm 1973, chính phủ Nhật Bản đã thiết lập mối quan hệ ngoại giao chính thức với chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ở miền Bắc trước đây và sau khi đất nước Việt Nam kết thúc chiến tranh, dành được độc lập, thống nhất đất nước vào năm 1975, do nhiều yếu tố bối cảnh chính trị và lịch sử, dinh thự này đã được phía chính phủ Nhật Bản ủy quyền cho những nhân viên Việt Nam ở đây trông nom, chăm sóc cho đến năm 1993, sau khi Tổng lãnh sự quán (TLSQ) Nhật Bản được mở tại Tp.Hồ Chí Minh, dinh thự này trở thành nơi ở và hoạt động ngoại giao, văn hóa của ngài Tổng lãnh sự Nhật Bản tại Tp. Hồ Chí Minh .

Dinh thự Tổng lãnh sự Nhật Bản tại Tp. Hồ Chí Minh  đã được trùng tu lại từ tháng 04/2021 suốt trong vòng một năm và vẫn giữ gần như nguyên trạng thiết kế ban đầu của cố Kiến trúc sư Huỳnh Tấn Phát, chỉ lợp lại mái ngói và sơn phết mới cho công trình. Hiện nay công trình này được sử dụng với 2 mục đích:

  • Tầng 1: Dùng với mục đích “Dinh thự công” sử dụng để tiếp khách, tổ chức các hoạt động ngoại giao, văn hóa của TLSQ Nhật Bản tại Tp. Hồ Chí Minh .
  • Tầng 2: Dùng làm nơi ở của ngài Tổng lãnh sự Nhật Bản tại Tp. Hồ Chí Minh  và gia đình.

Trong buổi tham quan, đoàn tham quan có một câu hỏi đặt ra cho đại diện TLSQ Nhật Bản – ông Shiraishi Hideyuki, Trưởng Ban Văn hoá – Giáo dục về vấn đề sở hữu công trình: “Các công trình kiến trúc ở Miền Nam Việt Nam sau năm 1975 đều sẽ bị quốc hữu hóa bởi nhà nước tuy nhiên tại sao công trình lại vẫn thuộc quyền sở hữu của chính phủ Nhật Bản, dùở thời điểm đó tòa nhà có thể dễ dàng bị quốc hữu hóa?

Đoàn tham quan trao đổi bên trong dinh thự Tổng lãnh sự quán Nhật Bản – Nguồn: Từ Nhật Kha

Đại diện Tổng lãnh sự quán Nhật Bản phản hồi: “Có thể do đây là tài sản thuộc sở hữu của chính phủ Nhật Bản từ trước năm 1975, cùng với việc khi các quan chức Nhật Bản làm việc tại đây trở về nước vào năm 1975 đã có sự ủy quyền cho các nhân viên ở đây trông coi và bảo quản dinh thự tới năm 1993. Bên cạnh đó một phần có thể do mối quan hệ hữu nghị của Việt Nam và Nhật Bản đã có sự gắn kết trở lại vào 21/09/1973 cũng là một lý do chính phủ Việt Nam sau năm 1975 không quốc hữu hóa tòa này.

Bên cạnh đó cô TS. Phạm Lan Hương, thành viên đoàn tham quan, cũng có những chia sẻ về vấn đề sở hữu của tòa dinh thự Tổng lãnh sự Nhật Bản tại Tp. Hồ Chí Minh: “Theo cô việc chính phủ Việt Nam không quốc hữu hóa tòa nhà Tổng lãnh sự Nhật Bản vì thông lệ ngoại giao chung của thế giới, mỗi đất nước đều có luật riêng tuy nhiên phù hợp với các chính sách và công ước chung của quốc tế trong hoạt động ngoại giao và phát triển. Cô cũng đưa ra ví dụ về tòa nhà Đại sứ Quán/ Tổng Lãnh Sự Quán của Việt Nam Cộng hòa tại Mỹ tọa lạc tại New York...”

Trong khuôn khổ buổi tham quan dinh thự Tổng lãnh sự Nhật Bản tại Tp. Hồ Chí Minh còn có hoạt động vẽ diễn họa lại công trình kiến trúc này cùng ông Huỳnh Trung Hiếu (cháu nội của cố KTS. Huỳnh Tấn Phát) và KTS. Võ Thành Phát cũng như trao đổi, tìm hiểu về quá trình bảo tồn, trùng tu dinh thự với ông Shiraishi Hideyuki, Trưởng Ban Văn hoá – Giáo dục, và bà Hồ Xuân Thiên Thư, Trợ lý Ban Kinh tế của TLSQ Nhật Bản.,, với những câu hỏi đối với một số vấn đề aản chưa nhiều tầng nấc ý nghĩa cần giải đáp như: – về kiến trúc của toà nhà: “tỷ lệ vàng” trong các công thức thiết kế (1/8, 3/4…?) và điểm chung trong sự đa dạng của các hoa văn trên khung cửa…Đây không chỉ là mối bận tâm có tính học thuật của nhóm nghiên cứu mà còn là một đề tài lớn cho giới nghiên cứu Kiến trúc – Xây dựng về các công trình do cố KTS. Huỳnh Tấn Phát thiết kế…

Buổi tham quan dinh thự Tổng lãnh sự Nhật Bản tại Tp.HCM được thiết kế bởi cố kiến trúc sư Huỳnh Tấn Phát đã để lại cho chúng em những ấn tượng về tư duy kiến trúc vượt thời gian này. Tòa nhà sau hơn 81 năm vẫn giữ nguyên giá trị của một công trình kiến trúc lịch sử bề thế, trang trọng, lịch lãm, hòa hợp với thiên nhiên (mà theo Chủ tịch Hội Kiên trúc sư Việt Nam trao đổi với TS. Phạm Văn Luân là tư tưởng “thuận thiên” trong lối thiết kết sáng tạo của cố kiến trúc sư Huỳnh Tấn Phát) và không gian xung quanh ngay giữa lòng TP. Hồ Chí Minh hiện đại, năng động hiện nay. Ngay cả chính phủ Nhật Bản, đã dành sự tôn trọng và quan tâm đặc biệt đối với công trình kiến trúc này thông qua việc lưu giữ và trang trọng trưng bày, giới thiệu lai lịch công trình bằng tiếng Nhật và tiếng Việt ngay bên trong dinh thự; luôn bố trí trông nom, chăm sóc trong suốt chiều dài lịch sử công trình; nghiên cứu, thực hiện kỹ lưỡng và đầu tư đúng mức trong việc bảo tồn, trùng tu công trình. Điều này giúp chúng em khắc sâu thêm bài học về ý thức và hành động bảo tồn kiến trúc đô thị cả về góc độ lịch sử và công tác bảo tồn, theo chúng em dinh thự Tổng lãnh sự Nhật Bản tại Tp. Hồ Chí Minh  xứng đáng là một mô hình cần nghiên cứu học tập và nhân rộng./.

(Từ Nhật Kha và các CTV)

Tác giả bài viết ảnh chụp tại dinh thự Tổng lãnh sự Nhật Bản tại TP. Hồ Chí MinhNguồn: CTV

MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ CHUYẾN THAM QUAN DINH THỰ TỔNG LÃNH SỰ NHẬT BẢN TẠI TP. HỒ CHÍ MINH: