CÂY DI SẢN VIỆT NAM – ĐIỂM NHẤN BẢO TỒN DI SẢN VĂN HÓA BẾN TRE TẠI TỌA ĐÀM QUỐC TẾ “50 năm gắn bó Việt Nam – Nhật Bản nhịp cầu văn hóa Bến Tre”
Tọa đàm Quốc tế “50 năm gắn bó Việt Nam – Nhật Bản nhịp cầu văn hóa Bến Tre” diễn ra ngày 16/2 vừa qua đại biếu trong và ngoài nước rất phấn khởi khi được TS. Phạm Văn Luân trong bài tham luận của mình đã giới thiệu 5 cây di sản Việt Nam ở Bến Tre (tính đến 1/2024) như là những điểm nhấn tiềm năng để bảo tồn các di tích lịch sử văn hóa, các cây Di sản này đã trở thành 1 thành tố sinh thái nhân văn của quần thể di tích và hướng tới 1 điểm đến du lịch giáo dục lịch sử-văn hoá và sinh thái được minh chứng qua kết quả nghiên cứu ban đầu của Chương trình nghiên cứu “Bảo tồn di tích Bến Tre theo bóng cây Di sản Việt Nam” do TS. Phạm Văn Luân, trường ĐH Văn hóa Tp. Hồ Chí Minh cố vấn nhóm sinh viên khoa Quản lý VHNT của trường và nhóm Sáng tạo Trẻ Bến Tre thực hiện 3 năm nay.
Được biết để có nội dung báo cáo này, nhân dịp tròn 10 năm Bến Tre có cây Di sản đầu tiên, trong ngày mồng 5 Tết (14/2/2024), đại diện Ban Cố vấn và Trưởng nhóm Sáng tạo Trẻ Bến Tre đã đến thăm cây Di sản đầu tiên của Bến Tre (nhận Bằng công nhận 2014)- Cội Bạch Mai, đình Phú Tự, xã Phú Hưng, Tp. Bến Tre, trong chuyến thăm và làm việc này đoàn đã phát hiện Bằng công nhận Cây Di sản cây Bạch Mai đình Phú Hưng chưa được thay theo đúng tên khoa học của cây Bạch Mai chỉnh sửa mới nhất theo quyết định và Bia cây Di sản được hiệu chỉnh và dựng lại … Nhân đây nhóm STT Bến Tre kiến nghị Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam quan tâm giải quyết tình trạng chưa thống nhất này để Bằng công nhận cây Di sản Bach Mai cổ thụ đình Phú Hưng được trưng bày chính thức trước công chúng.
Theo Chương trình nghiên cứu “Bảo tồn di tích Bến Tre theo bóng cây Di sản Việt Nam” năm 2024 dự kiến nhóm STT Bến Tre sẽ hỗ trợ xã Tân Thiềng, huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre khảo sát, xây dựng hồ sơ cây Di sản đầu tiên của huyện..
(NKK, ảnh STTBT)
Ảnh bên lề sự kiện