Tin Tức & Sự Kiện
PHÁT BIỂU CỦA GIÁM ĐỐC TỔ CHỨC SÁNG KIẾN UKRAINA – YURI KOSENKO TẠI TỌA ĐÀM GIỚI THIỆU SÁCH LỤC VÂN TIÊN TIẾNG UKRAINA TÁI BẢN
Như tin đã đưa, được sự đồng ý của Ban Tổ chức Tọa đàm, sự hỗ trợ chuyên môn của Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Ukraina – Nguyễn Hồng Thạch, với tâm niệm hưởng ứng Nghị quyết của UNESO cùng tôn vinh Danh nhân Nguyễn Đình Chiểu, chúng tôi xin trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu của Giám đốc Tổ chức Sáng kiến Ukraina tại tọa đàm giới thiệu Sách Lục Vân Tiên tiếng Ukraina tái bản vừa diễn ra ngày 18/7.
PHÁT BIỂU CỦA GIÁM ĐỐC TỔ CHỨC SÁNG KIẾN UKRAINA – YURI KOSENKO TẠI TỌA ĐÀM GIỚI THIỆU SÁCH LỤC VÂN TIÊN TIẾNG UKRAINA TÁI BẢN
Apphich của Tọa đàm (ảnh trái) và Giám đốc Tổ chức sáng kiến Ukraina – Yuri Kosenko phát biểu tại tọa đàm (ảnh phải) – Nguồn ảnh: ĐSQ Việt Nam tại Ukraina.
Trước hết, tôi muốn nhấn mạnh rằng năm 2022 đã đem đến cho chúng ta một cơ hội hiếm có để thảo luận về văn hóa và văn học Việt Nam. Trong năm này, có nhiều ngày kỷ niệm các danh nhân văn hóa của Việt Nam được UNESCO tôn vinh như: Kỷ niệm 200 năm ngày sinh Nguyễn Đình Chiểu, Kỷ niệm 250 năm sinh và 200 năm mất của nữ đại thi hào Hồ Xuân Hương; Kỷ niệm 580 năm ngày mất của cây đại thu văn học Trung đại Việt Nam – Nguyễn Trãi. Đặc biệt, năm 2022 đánh dấu kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam và Ukraine, thật may mắn, vào tháng Giêng năm nay, chúng tôi đã có cơ hội tham gia sự kiện quan trọng này tại Học viện Ngoại giao Hennadii Udovenko của Ukraine. Tại sao chúng ta cần nói và nghĩ về Việt Nam lúc bấy giờ? Đây có phải là thời gian thích hợp? Như các diễn giả khác đã đề cập, kinh nghiệm Việt Nam và con người Việt Nam là câu trả lời duy nhất cho các câu hỏi này. Để có câu trả lời đó, chúng tôi không chỉ nói mà phải đi sâu vào nhiều sự kiện lịch sử và phân tích chúng một cách cẩn thận. Trong suốt chiều dài lịch sử, Việt Nam đã bị đế quốc Trung Quốc đô hộ bốn lần và dân tộc Việt Nam đã bốn lần bảo vệ được nền độc lập của mình, đây chỉ là một ví dụ. Ở đây chúng ta còn có thể tìm hiểu cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp và nhiều ví dụ khác. Cũng nên nhắc đến Nguyễn Trãi, nhà tư tưởng, nhà thơ, nhà chính trị, người đã phát triển một chiến lược độc đáo về cách đánh thắng kẻ thù lớn mạnh bằng lực lượng nhỏ. Chiến lược này đã được thực hiện thành công, vua Lê Lợi của Việt Nam đã đánh giá cao những nỗ lực và đóng góp của Nguyễn Trãi đối với cuộc đấu tranh của Việt Nam. Chúng tôi đã thực hiện một ap phích dành riêng cho nhân vật vĩ đại này và hôm nay tôi sẽ tặng cho ngài Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Ukraina – Nguyễn Hồng Thạch.Trao tặng ap phích về Nguyễn Trãi cho Đại sứ Nguyễn Hồng Thạch. – Nguồn ảnh: ĐSQ Việt Nam tại Ukraina.
Di sản của Nguyễn Đình Chiểu đang thu hút sự chú ý của nhiều người trên thế giới. Các nhà hoạt động và bạn bè của Tổ chức “Sáng kiến Ukraina” đã tổ chức các sự kiện nhân kỷ niệm 200 năm ngày sinh Danh nhân Nguyễn Đình Chiểu theo Nghị quyết của UNESCO tại Suriname, Australia, Philippines. Họ truyền bá các tài liệu, cung cấp thông tin để mở rộng tầm nhìn của người dân về Danh nhân Nguyễn Đình Chiểu và giới thiệu Nguyễn Đình Chiểu cùng di sản của ông với họ. Những sự kiện này là một phần của chương trình quốc tế có tên “Mẫu số Ucraina của sự lan tỏa các nền văn hóa theo khuynh hướng chống đế quốc chủ nghĩa“.Giới thiệu Nguyễn Đình Chiểu ở Sydney. – Nguồn ảnh: Michael Luu
Tôi mong muốn ngài Đại sứ gặp ông Jason Hok Man Choi ở Suriname, điều phối viên của sự kiện ở Paramaribo. Ông ấy muốn truyền bá tư tưởng giao lưu, gắn kết giữa các nền văn hóa với nhau và ngay bây giờ tặng các áp phích của những nhân vật vĩ đại của Surinam – nhà thực vật học Kwasimukamba và tác giả của bài ca Surinamese Trefossa cho ngài Đại sứ. Nguyễn Đình Chiểu không chỉ là một nhà thơ lớn tiên phong đấu tranh chống lại chủ nghĩa thực dân, Ông được biết đến với bài văn tế ca ngợi Trương Định, Ông là đồng minh của lãnh tụ Trương Định khởi nghĩa chống thực dân Pháp và là “quân sư” của phong trào kháng chiến chống Pháp. Thật đáng kinh ngạc sức mạnh đạo đức ở một người mù lòa tưởng chừng yếu ớt đó. Sau khi các cuộc khởi nghĩa thất bại, Ông vẫn không bỏ cuộc và tiếp tục làm thơ thể hiện lòng yêu nước. Khi quan tỉnh trưởng Bến Tre người Pháp đến thăm và có ý trả lại đất cho Ông ở Gia Định, người ta cho rằng ông ta đã trả lời một cách khảng khái: “Khi đất chung đã mất thì làm sao có đất riêng được?” Nguyễn Đình Chiểu tiếp tục dạy đạo lý làm người và sống khiêm tốn. Đó là lý do tại sao đất nước Việt Nam không bao giờ quên Ông.Đại biểu tại Việt Nam, Nhật Bản theo dõi trực tuyến bài phát biểu của Ông Yuri Kosenko (trái). – Nguồn ảnh: nhóm STT Bến Tre.
Tóm lại, tôi muốn trả lời câu hỏi của nhiều người Ukraine: “Tại sao các nước châu Á không có sự hỗ trợ đầy đủ cho chúng tôi và không hiểu chúng tôi?” Người Ukraine nên nhận ra rằng đó là lỗi của chính mình. Chúng tôi phải thiết lập các mối quan hệ và đối thoại giữa các nền văn hóa trung thực. Chúng ta phải nhớ rằng thế giới không chỉ có Hoa Kỳ và Châu Âu, cho dù họ đóng vai trò quan trọng như thế nào, còn có các nước Châu Á, Châu Phi và chúng ta nên hành động theo hướng này để quan điểm của chúng ta dễ hiểu hơn với đối với các nước. Vì vậy, sự kiện được tổ chức hôm nay là vô cùng quý giá!(Bến Tre, tháng 7/2022 – Bản dịch không chính thức của PVL, mong nhận được đóng góp hoàn thiện, qua email: pvluan8@yahoo.com, xin cảm ơn!)
dua xu
0