
Vì sự học là trọn đời” – Kỹ sư Nguyễn Ngọc Châu truyền cảm hứng mạnh mẽ về tinh thần học tập suốt đời và tâm huyết học Tiến sĩ ở tuổi 81 và câu chuyện về Di sản tư liệu ký ức
Kỹ sư Nguyễn Ngọc Châu là cháu Nội đích tôn của Đức Giáo tông Nguyễn Ngọc Tương, sau khi du học tại Pháp, hồi hương và làm việc tại Ngân hàng Quốc gia Việt Nam đến 1975 với trách nhiệm cuối cùng là Giám đốc Nha Tín dụng. Ông lập nghiệp tại Paris sau khi trở lại Pháp, ngoài ra Nguyễn Ngọc Châu từng tham gia giảng dạy tại các trường Đại học ở Pháp và Sài Gòn. Sinh ra trong một gia đình có truyền thống yêu nước, gắn bó nhiệt thành với quê hương Bến Tre, với tư cách Phó Trưởng Vùng Châu Á về Tài Trợ Xuất Khẩu và Thương Mại cho ngân hàng Pháp Indosuez, ông về thăm viếng Việt Nam thường xuyên từ 1989 đến 2009, nhiều công trình xây dựng mới thời đầu đổi mới những năm 1980 thế kỷ trước ở Việt Nam do ông là người kết nối, thu xếp các khoản tín dụng như cầu Phú Mỹ ở Tp. Hồ Chí Minh, ông từng được Chủ tịch UBND Tp. Hồ Chí Minh tặng Bằng khen về thành tích này… Là một người con quê hương Bến Tre đang học tập tại Tp. Hồ Chí Minh, lần đầu tiên trong đời, tôi có may mắn được TS. Phạm Văn Luân Giảng viên đang hướng dẫn tôi thực tập cuối khóa tạo điều kiện kết nối với Kỹ sư Nguyễn Ngọc Châu trong khuôn khổ một buổi gặp gỡ và trao đổi học thuật với các nhà nghiên cứu và học giả tại Tp. Hồ Chí Minh nhân dịp ông về nước thăm quê hương sau 50 năm đất nước thống nhất.

Sáng ngày 25/3/2025, tại Tp. Hồ Chí Minh đã diễn ra buổi gặp gỡ và trao đổi học thuật đầy ý nghĩa. Buổi gặp mặt có sự tham dự của Kỹ sư Nguyễn Ngọc Châu, năm nay đã bước qua tuổi 81, một người có bề dày kinh nghiệm và tinh thần học hỏi không ngừng, ông đã mang đến những góc nhìn độc đáo và sâu sắc về nhiều vấn đề thời cuộc mà tôi đã rút ra được nhiều bài học quan trọng dành cho một người trẻ trước các bậc ông – cha đi trước… Cùng tham dự sự kiệc đặc biệt mày, có sự góp mặt của TS. Nguyễn Nam, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam – Đại học Fulbright; ông Nguyễn Minh Tâm, hậu duệ đời thứ 6 của nhà bác học Trương Vĩnh Ký; TS Phạm Văn Luân, Trưởng nhóm Nghiên cứu Du lịch, Giảng viên chính Khoa Quản lý Văn hóa nghệ thuật, trường Đại học Văn hóa Tp. Hồ Chí Minh và ThS. Nguyễn Chí Hiếu, Thư ký Chủ tịch Hội đồng trường Đại học Văn Lang.

Tại buổi gặp gỡ, các nhà nghiên cứu đã cùng nhau thảo luận về nhiều đề tài khoa học quan trọng, bao gồm giáo dục Đại học, lịch sử, tôn giáo và các vấn đề xã hội, thể hiện sự quan tâm sâu sắc đến việc tìm hiểu và khát vọng chung tay giải quyết những vấn đề cấp thiết của quê hương…được Kỹ kỳ vọng, gửi gắm trong cuốn sách mới phát hành của mình – “Cuộc hành trình xuyên thế kỷ XX của một gia đình Việt Nam”- Nhà xuất bản Hội Nhà văn, 2024

Theo TS Phạm Văn Luân, cuốn sách này có nét độc đáo khác biệt khác với các quyển sách cùng viết về chủ đề lịch sử Việt Nam mà thầy đã đọc. Đó là cách tiếp cận “Tự truyện và lịch sử”, dòng chảy lịch sử Việt Nam được xuyên suốt qua dòng ký ức gia đình 3 thế hệ của 1 gia đình. Tôi rất quan tâm đến tính độc đáo của cuốn sách bởi nhóm chúng tôi đang thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học sinh viên cấp trường của trường Đại học Văn hóa Tp. Hồ Chí Minh, đề tài “Nhận diện giá trị di sản tư liệu “Ký ức Đường Hồ Chí Minh trên biển” tại xã Thạnh Hải, Thạnh Phong, huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre”; đây chính là lý do TS Phạm Văn Luân kết nối và hướng dẫn tôi gặp gỡ, trao đổi với tác giả của một cuốn sách độc nhất vô nhị ở Việt Nam hiện nay với cách tiếp cận theo khuynh hướng bảo tồn di sản tư liệu từ ký ức lịch sử ở những người “trong cuộc”.

Tác giả Nguyễn Ngọc Châu luôn nói về thông điệp của mình “Nước có Sử, nhà có Phả” xuyên suốt quyển sách. Hiểu và chia sẻ được phần nào thông điệp này của tác giả, theo TS Phạm Văn Luân, quyển sách khái quát lại lịch sử của dân tộc Việt Nam thời kháng chiến chống Pháp, những nội dung có tính sử hjc này được chuyển tải bên cạnh dòng ky ức về một gia tộc xưa nay hiếm gặp (Gia tộc Nguyễn Ngọc tại An Hội, Bến Tre), với lòng yêu nước sâu sắc đã sinh ra những người con kiệt xuất trong đó có người “cầm giềng” mối Đạo Cao Đài – Đức Giáo Tông Nguyễn Ngọc Tương, Liệt sĩ Nguyễn Ngọc Nhựt được đặt tên đường ở Tp. Bến Tre, Tp. Hồ Chí Minh; Kỹ sư Nguyễn Ngọc Bích (cha tác giả) được đặt tên đường ở Tp. Cần Thơ…

Với 3 câu chuyện, 12 chương và phần phụ lục, tác giả Nguyễn Ngọc Châu đã khắc họa nhiều câu chuyện và ghi chép lại một cách trung thực lịch sử Đạo Cao Đài, Hội Thánh Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ (Ban Chỉnh Đạo) dưới góc nhìn của một người Đạo Cao Đài gọi Đức Giáo Tông Nguyễn Ngọc Tương là “Ông Nội”.

Tại buổi gặp gỡ, kỹ sư Nguyễn Ngọc Châu đã chia sẻ về tầm quan trọng của việc học tập suốt đời. Ông nhấn mạnh, kiến thức sâu rộng là nền tảng để chúng ta đưa ra những quyết định đúng đắn và khuyến khích mọi người tư duy độc lập, sáng tạo. Ông chia sẻ: “Phải có hiểu biết sâu rộng thì mình mới có thể quyết định sâu rộng được, nếu không có kiến thức mình sẽ không có suy nghĩ đủ sâu để có thể đưa ra quyết định chính đáng. Có kiến thức để tạo ra những gì cần thiết giải quyết vấn đề của mình theo cách mà mình suy nghĩ, chứ đừng theo cách bắt chước người khác”. Ngoài ra theo ý kiến của ông “ …trị giá giá tăng cho những gì muốn hành động, khi khởi phát làm gì cũng phải luôn đặt suy nghĩ lên hàng đầu, ở đời làm việc gì cũng phải có ý nghĩa, có giá trị mà đặc biệt là “trị giá gia tăng”. Từ “trị giá gia tăng” ở đây có nghĩa là có sự gia tăng của “trị giá” của việc mình làm hay thực hiện. Ví dụ, khi xuất khẩu gạo thì chỉ tính được giá trị xuất khẩu dựa trên giá của gạo; còn khi ta xuất khẩu một món ăn có dùng gạo làm nguyên liệu thì giá gạo được gia tăng với công nấu nướng, thêm mắm muối, gia vị..v,v… Làm gì cũng phải có giá trị, “bề ngoài” càng phải có, nhưng “bề trong” phải vững chắc mới có sự tiến bộ và phát triển bền vững. Và sau cùng là phải nghĩ đến dân, người dân là nòng cốt cần thiết phải có trong mọi suy nghĩ và hành động của tất cả…”.
Kỹ sư Nguyễn Ngọc Châu bày tỏ sự quan tâm đặc biệt đến sự phát triển của du lịch và bảo tồn di sản tại quê hương Bến Tre. Ông luôn trăn trở về ngôi nhà cổ của Đức giáo tông Nguyễn Ngọc Tương – Tổ đình của ông Nội ông, mong sao trở thành một điểm đến văn hóa, điểm nhấn của Bến Tre xứ dừa – “thủ đô” của Cao Đài Ban Chỉnh Đạo.t phải có trong mọi suy nghĩ và hành động của tất cả…”.

Câu chuyện về Kỹ sư Nguyễn Ngọc Châu, một người đã dành cả cuộc đời bền chí học hỏi và cống hiến, thực sự là một nguồn cảm hứng bất tận đối với tôi, một sinh viên ngành Quản lý Văn hóa Nghệ thuật. Ở tuổi 81, ông vẫn ấp ủ ước mơ theo đuổi học tiến sĩ, một minh chứng sống động cho tinh thần học tập suốt đời. Điều này khiến tôi nhận ra rằng, trong lĩnh vực Văn hóa Nghệ thuật, nơi mà kiến thức và sự sáng tạo luôn cần được tiếp cận theo hướng đổi mới – sáng tạo trên nền truyền thống, thì việc học, nghiên cứu là không bao giờ có điểm dừng.

Lời khuyên của Kỹ sư Nguyễn Ngọc Châu về việc lấy kiến thức làm nền tảng cho mọi quyết định sáng suốt càng khiến tôi trân trọng giá trị của việc học. Tôi nhận thức được trong chuyên ngành đang học của mình, mỗi quyết định đều có thể ảnh hưởng đến việc bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa quý báu. Vì vậy, việc trang bị cho mình một nền tảng kiến thức vững chắc là vô cùng cần thiết.
Không chỉ vậy, Kỹ sư Nguyễn Ngọc Châu còn khuyến khích tư duy độc lập và sáng tạo, điều này đặc biệt quan trọng trong lĩnh vực Văn hóa Nghệ thuật. Sự sáng tạo là chìa khóa để tạo ra những giá trị mới, độc đáo, thúc đẩy tạo ra trị giá gia tăng thực sự bền vững và đóng góp vào sự phát triển của ngành. Tôi sẽ luôn cố gắng để rèn luyện tư duy sáng tạo, dám nghĩ dám làm, và không ngừng tìm kiếm những ý tưởng mới, sáng tạo, đi lên bằng chính nội lực và suy nghĩ của mình.

Cuối cùng, tình yêu quê hương và trách nhiệm với cộng đồng mà Kỹ sư Nguyễn Ngọc Châu thể hiện. Ông quan tâm đến sự phát triển của du lịch và di sản tại Bến Tre, quê hương của mình, điều này cho thấy ông luôn mang trong mình tinh thần trách nhiệm với những giá trị văn hóa của đất nước. Tôi cũng nhận thức được trách nhiệm của mình – kẻ hậu bối, đồng hương của kỹ sư Nguyễn Ngọc Châu trong sự nghiệp bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa của cộng đồng, thông qua đề tài mà chúng tôi đang thực hiện. Cuộc gặp ngắn ngủi, tình đồng hương dài lâu, những chỉ giáo quý báu, chân tình của Kỹ sư Nguyễn Ngọc Châu và quý thầy trong cuộc gặp đặc biệt này đã tạo động lực cho tôi vững tin thực hiện ước nguyện cố gắng học tập, nghiên cứu, trao dồi có đủ kiến thức và kỹ năng chuyên ngành Quản lý Văn hóa Nghệ thuật, có đủ điều kiện đóng góp vào sự phát triển của quê hương như mong muốn của Kỹ sư Nguyễn Ngọc Châu – tác giả cuốn sách quý được kết tinh từ di sản ký ức: “Cuộc hành trình xuyên thế kỷ XX của một gia đình Việt Nam”..
THANH HẢI