Báo cáo
Trưng cầu ý kiến xây dựng Báo cáo tóm tắt tổng kết hoạt động Dự án C1-082

Trưng cầu ý kiến xây dựng Báo cáo tóm tắt tổng kết hoạt động Dự án C1-082

5TÓM TẮT TÌNH HÌNH
1. Những hoạt động đã làm so với kế hoạch
– Họp báo giới thiệu Dự án (11/12/2013): thống nhất phương án mời gọi thiết kế bộ công cụ nghiên cứu của Dự án, trưng cầu ý kiến chuyên gia, thống nhất kế hoạch triển khai Dự án, thống nhất đầu mối liên lạc và điều phối của Dự án cấp tỉnh, huyện, thành phố và cơ sở với sự tham gia của 50 đại biểu từ 8 huyện và thành phố Bến Tre.
– Hội thảo khởi động dự án – Tập huấn chuyên môn lần 1 (14/1/2014), mời các chuyên gia trao đổi chuyên môn, xây dựng nguồn tư liệu phục vụ DA, ngoài hệ thống tài liệu do PARAFF phổ biến, DA đã huy động nguồn tài liệu (từ các bệnh viện, cơ sở y tế, các trường học,…) với gần 100 tập sách, tài liệu có giá trị. BĐH Dự án, chuyên gia và cố vấn khoa học DA làm việc chuyên đề với các phòng chuyên môn của Bảo hiểm Xã hội tỉnh về thử nghiệm bộ công cụ nghiên cứu của DA.
– Mua sắm thiết bị phục vụ cho công tác nghiên cứu, khảo sát và phát triển mạng lưới ở cộng đồng (1/2014): Máy laptop, máy chiếu, màn chiếu, thiết bị 3G.
– Biên soạn bộ công cụ nghiên cứu phục vụ 6 nhóm đối tượng của dự án.
– Khảo sát, phỏng vấn và xử lý kết quả 6 nhóm đối tượng nghiên cứu của dự án, bao gồm 671 người từ 82 đơn vị thuộc 8 huyện và Tp Bến Tre, cụ thể:
+ HSSV: 288 Phiếu
+ Giáo viên: 79 Phiếu
+ Cán bộ quản lý giáo dục: 32 Phiếu
+ Phụ huynh: 111 Phiếu
+ Nhân viên y tế: 67 Phiếu
+ Bác sĩ, nhân viên các CS Y tế, CB BHXH cấp huyện, tỉnh: 94 Phiếu
– Tổ chức Hội thảo, tập huấn chuyên môn lần 2 (06/03/2014) với sự tham gia của 50 đại biểu đến từ 8 huyện và Tp Bến Tre: nhằm thu thập thông tin, định hướng và nâng cao năng lực tham vấn cho cán bộ mạng lưới, tình nguyện viên tham gia khảo sát. Trên cơ sở những thông tin ban đầu Dự án thu thập được, BĐH Dự án có văn bản hướng dẫn chuyên môn và trao đổi với các chuyên gia về định hướng khảo sát, tổ chức tham vấn qua các cấp cơ sở, thống nhất cách thức, lịch trình khảo sát …
– Hội thảo khoa học cấp tỉnh “Thúc đẩy tham vấn ý kiến luật sửa đổi, bổ sung một số điều luật về bảo hiểm y tế thông qua nghiên cứu tác động của giáo dục, phổ biến pháp luật trong các trường học ở tỉnh Bến Tre” (12/4/2014) với sự tham gia của 86 đại biểu từ các huyện, Tp của tỉnh Bến Tre, Vĩnh Long, An Giang, Tp HCM,…. Qua đó, thể hiện sự tham gia và tiếng nói của người dân trong công tác GDPBPL cũng như đưa ra những khuyến nghị sửa đổi, bổ sung một số điều luật về BHYT trình lên Quốc hội.
Ra được Khuyến nghị của Dự án gửi Đoàn ĐB QH, Hội đồng nhân dân tỉnh Bến Tre và Kỳ họp thứ VII Quốc hội khóa XIII.
– Tổ chức 3 diễn đàn: (tháng 3 – 5/2014)
+ Số lượt người tham gia 3 diễn đàn: 713; Số lượt ý kiến tham gia: 59;
+ Trao: 24 giải thưởng/quà tặng.
+ Dự án đã chuyển tải thông tin thúc đẩy tham vấn pháp luật và các nội dung có liên quan đến BHYT qua 200 tờ rơi, 450 tờ báo Đồng Khởi và các sản phẩm, ý kiến tại 3 diễn đàn. 4 lần đăng tải, phát tin trên báo Đồng Khởi và Đài TH Bến Tre.
– Tổ chức 5 cuộc thi (tháng 3 – 5/2014)
+ Số lượt người tham gia 5 cuộc thi: 1151, 279 tác phẩm dự thi, trao: 50 giải thưởng/quà tặng, chọn triển lãm 10 tác phẩm.
+ Dự án đã chuyển tải thông tin thúc đẩy tham vấn pháp luật và các nội dung có liên quan đến BHYT qua 120 tờ rơi, 500 tờ báo Đồng Khởi và 279 sản phẩm của 5 hội thi.
+ 5 lần đăng tải, phát tin trên báo Đồng Khởi và Đài TH Bến Tre.
– Truyền thông giới thiệu hoạt động và xây dựng phóng sự về hoạt động của dự án: thực hiện được 2 CD, 3 phóng sự ngắn, 8 bộ tài liệu, tờ rơi tiếp cận và tham gia dự án. Hoàn thành bản thảo và in ấn “Sổ tay Dự án tham vấn pháp luật về BHYT”….
– Tổ chức Hội thảo tổng kết và nhân rộng dự án theo đúng tiến độ (24/9/2014). Hoạt động nhân rộng dự án diễn ra trong tháng 10/2014.
2. Những thách thức dự án phải giải quyết:
– Việc triển khai hoạt động dự án gặp một số trở ngại về tâm lý, do dự án liên quan đến vấn đề nhạy cảm của ngành y tế, có những hệ lụy gây bất lợi cho ngành BHXH, BHYT, dẫn đến một số bị động cho dự án khi hoạt động ở cơ sở.
– Dự án có tiềm năng kết nối mạng lưới nhưng nguồn lực chưa đủ sức để thực hiện, việc giao lưu, chia sẻ, tham vấn hoạt động dự án ngoài tỉnh chưa đáp ứng yêu cầu của các đối tác.
3. Kiến nghị, đề xuất:
– Ban Thư ký Quỹ PARAFF quan tâm kết nối, hỗ trợ, tạo điều kiện cho cán bộ DA, tình nguyện viên mạng lưới DA sau khi kết thúc dự án vẫn được tham gia các lớp huấn luyện, các hội thảo, diễn đàn có liên quan nhằm nâng cao năng lực tiếp xúc, tham vấn, kết nối mạng lưới….
– Ban Thư ký Quỹ PARAFF, VPQH duy trì mạng lưới các tổ chức được nhận tài trợ của PARAFF (qua các kênh email, Facebook, Google+, trang web của Quỹ PARAFF,…) để các tổ chức chia sẻ thông tin về hoạt động của dự án: thuận lợi, khó khăn mà các tổ chức đang gặp phải, cũng như chia sẻ thông tin về các nguồn tài trợ, các vấn đề đang là mối quan tâm chung của các tổ chức…
Kính đề nghị nhà tài trợ, Quỹ PARAFF, UBND tỉnh Bến Tre và các cơ quan hữu quan, các đối tác quan tâm trao đổi, xây dựng các chương trình hoạt động thiết thực giúp dự án và các trường, đơn vị có cùng mối quan tâm hiện thực hóa ý tưởng tiếp tục duy trì hoạt động tham vấn ý kiến xây dựng pháp luật thành hoạt động giáo dục thường niên cũng như các định hướng nhân rộng dự án trong thời gian tới.

(Du Tiệp)