Tọa đàm tái hiện kí ức “ Đoàn Văn công Nam Bộ”- Một thời hoa lửa”
Sáng ngày 08 tháng 11 tại Bảo tàng Thành phố Hồ Chí minh diễn ra tọa đàm giao lưu nhân chứng lịch sử với các văn nghệ sĩ thuộc Đoàn Văn công Nam Bộ
Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Hiệp định Genève và chuyến tàu Tập kết (1954 – 2024), Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam 23/11/2024, sáng 8/11, Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức tọa đàm giao lưu nhân chứng lịch sử với chủ đề “Đoàn Cải lương Nam Bộ – một thời hoa lửa.”
Đoàn Cải lương Nam Bộ, tiền thân của Nhà hát cải lương Việt Nam và Nhà hát cải lương Trần Hữu Trang ngày nay.
Trong quyển Nguyễn Ngọc Bạch – Một đời sân khấu, ông Nguyễn Ngọc Bạch, trưởng Đoàn văn công Nam Bộ, sau này là trưởng Đoàn cải lương Nam Bộ viết:
“Sau Hiệp định Geneve, khoảng cuối năm 1954, trên 100 đứa con văn nghệ Nam Bộ đã rời miền Nam ra miền Bắc tập kết. Các nghệ sĩ này từ các đoàn văn công nhập lại thành một đoàn mang tên Đoàn văn công Nam Bộ“.
Tại buổi tọa đàm được nghe các cô, chú nghệ sĩ chia sẻ về những kỉ niệm khi còn hoạt động trong đoàn văn công, bùi ngùi xúc động kể về những kỉ niệm những lời thăm hỏi của Bác Hồ và cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đối với văn nghệ sĩ trong đoàn.
Tiến sĩ khảo cổ Nguyễn Thị Hậu nói: “ Đối với các bạn trẻ, rất là mong các bạn dành những thời lượng, thời gian nhất định của mình để quan tâm đến di sản văn hóa nói chung trong đó có nghệ thuật cải lương – đó sẽ là cái làm cho chúng ta bây giờ và thế hệ các bạn trở nên đặc biệt khác biệt so với thế giới, chúng ta chạy theo văn hóa thế giới mình luôn luôn sẽ là người đi theo người ta không bao giờ mình có thể ngang bằng cả. Mình chỉ có thể ngang bằng ở chỗ chúng ta có gì đặc biệt, chúng ta có gì độc đáo đóng góp vào thế giới thì mới ngang bằng luôn chạy theo người ta mình sẽ không tao nên được bản sắc của mình, không tạo dựng được cái gọi là văn hóa riêng biệt của đất nước mình.”
Từ những chia sẻ tâm huyết của các diễn giả tại buổi tọa đàm, với mong muốn nghệ thuật cải lương được lưu giữ, tiếp truyền qua nhiều thế hệ, em luôn suy nghĩ, tìm cách làm sao thết kế nên những sản phẩm dụ lịch của quê hương được thổi hồn từ Cải lương, em hy vọng một ngày gần đây, Nghệ thuật sân khấu Cải lương sẽ được ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Đđể từ đó, Cải lương được gần hơn với mọi người nhất là thế hệ trẻ bởi “Văn hóa nói lên bản sắc của một dân tộc, văn hóa còn dân tộc còn”, hãy đem văn hóa cải lương của đất nước mình hội nhập với văn hóa quốc tế.
TIN: THANH HẢI