TỌA ĐÀM GIAO LƯU NHÂN CHỨNG LỊCH SỬ: “ĐOÀN CẢI LƯƠNG NAM BỘ – MỘT THỜI HOA LỬA”
Buổi tọa đàm có sự tham gia của nhiều nghệ sĩ gạo cội như: NSƯT Ca Lê Hồng, NSƯT Lê Thiện, Đạo diễn Thanh Hạp, Tiến sĩ Nguyễn Thị Hậu, các bạn Đoàn viên thanh niên Sở Văn hóa và Thể thao Thành phố Hồ Chí Minh và các bạn sinh viên trường Đại học Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh.
Buổi tọa đàm được tổ chức nhân dịp kỷ niệm 70 năm Hiệp định Genève và chuyến tàu Tập kết (1954 – 2024), Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam 23/11/2024. Sáng ngày 8/11, Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức buổi tọa đàm gia lưu nhân chứng lịch sử với chủ đề “Đoàn Cải lương Nam Bộ – Một thời hoa lửa”. Buổi tọa đàm mang đến nhiều góc nhìn sâu sắc về vai trò quan trọng của Đoàn Cải lương Nam Bộ trong việc cổ vũ tinh thần kháng chiến, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
Buổi tọa đàm có 3 phần, tập trung tôn vinh Đoàn Cải lương Nam Bộ, biểu tượng của nghệ thuật và tinh thần dân tộc trong kháng chiến chống Mỹ, khi đoàn đã mang lời ca, tiếng hát đậm chất Nam Bộ đến phục vụ nhân dân miền Bắc. Đoàn cải lương Nam Bộ được thành lập năm 1956, được tập hợp từ những thành viên của đoàn văn công thời kháng chiến chống Pháp ở Nam Bộ, là những cán bộ, văn nghệ sĩ với những tài năng xuất sắc trong lĩnh vực sáng tác, đạo diễn và biểu diễn nghệ thuật. Đoàn Cải lương Nam Bộ là tiền thân cho sự ra đời của Nhà hát cải lương Việt Nam và Nhà hát cải lương Trần Hữu Trang.
Trong buổi tọa đàm này, chúng em được gặp gỡ, lắng nghe những câu chuyện, chia sẻcủa nhiều nghệ sĩ có nhiều đóng góp cho nghệ thuật sân khấu cải lương trên sàn diễn mà còn truyền dạy những kiến thức cho thế hệ trẻ ngày nay. Từ những chia sẻ đó, chúng em thấy được những khó khăn thử thách mà các diễn viên trong Đoàn Cải Lương Nam Bộ nhưng cũng thấy được tình yếu nghề, cống hiến hết mình cho nghệ thuật. Họ là những nhân chứng lịch sử đã cống hiến cả thanh xuân, tuổi trẻ của mình ở Đoàn Cải Lương Nam Bộ.
Những tác phẩm nổi bật “Phụng Nghi Đình”, “Kiều Nguyệt Nga, “Máu thấm đồng Nọc Nạn”, “Người con gái đất đỏ”, …. đã nhận nhiều quan tâm, yếu mến của khán giả, nhân dân, tạo tiến vang lớn trong lồng các khán giả miền Bắc và đặc biệt là Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong buổi tọa đàm giao lưu này, NSƯT Lê Thiện và đạo diễn Thanh Hạp đã biểu diễn một trích đoạn nhỏ và những chia sẻ của Tiến sĩ Nguyễn Thị Hậu về thực trạng nghệ thuật cải lương hiện nay và đưa ra những định hướng bảo tồn, phát huy nghệ thuật sân khấu cải lương.
Từ những câu chuyện, chia sẻ của các nghệ sĩ, diễn giả đã giúp thế hệ trẻ hôm nay hiểu rõ hơn về những đóng góp lớn lao của Đoàn Cải lương Nam Bộ. Khơi dậy niềm tự hào và trách nhiệm của thế hệ trẻ bảo tồn di sản văn hóa, giữ gìn và phát huy văn hóa dân tộc –nhữnh viên ngọc quý từng là cội nguồn của ngọn lửa tinh thần vững chắc trong thời kỳ kháng chiến và hôm nay sẽ là cội nguorn của những sản phẩm du lịch độc đáo, nhịp cầu dẫn dắt khách du lịch về với Nam Bộ thân yêu của chúng ta…
Phương Thảo