
SÁCH “LỤC VÂN TIÊN” MỞ ĐẦU CÂU CHUYỆN HỢP TÁC GIÁO DỤC NGHỆ THUẬT & SÂN KHẤU VỚI HIỆP HỘI SÂN KHẤU TỈNH CHUNGCHEONG NAM, ĐẠI HỌC DONGSHIN (HÀN QUỐC)
Sự kiện giao lưu hợp tác quốc tế diễn ra vừa qua giữa Trường Đại học Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh và Hiệp hội Sân khấu tỉnh Chungcheong Nam cùng Đại học Dongshin là một bước tiến quan trọng trong lĩnh vực nghệ thuật mà còn mang lại nhiều bài học quý giá về giáo dục và đào tạo vì sự phát triển bền vững thông qua kênh nghệ thuật. Qua sự kiện này, chúng ta có thể nhận thấy, việc mở rộng biên giới nghệ thuật thông qua hợp tác quốc tế không chỉ tạo ra cơ hội cho sinh viên và giảng viên mà còn xây dựng cầu nối văn hóa giữa các quốc gia. Nghệ thuật, với vai trò là cầu nối, có thể thúc đẩy sự hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau giữa các nền văn hóa khác nhau.

Một trong những bài học quan trọng từ sự kiện này là tầm quan trọng của tầm nhìn (Visionary) của lãnh đạo trong kết nối giáo dục nghệ thuật & sân khấu. Sự hiện diện của các lãnh đạo từ Hiệu trưởng đến các Phó Hiệu trưởng của “phía chủ nhà” đã cho thấy sự quan tâm của lãnh đạo từ tầm nhìn rõ ràng đến mục tiêu cụ thể của giáo dục nghệ thuật & sân khấu. Đây là cơ sở để mở ra môi trường giáo dục khuyến khích sự sáng tạo và đổi mới trong hợp tác, môi trường đó sẽ tạo động lực cho giảng viên và sinh viên tham gia tích cực vào các hoạt động hợp tác quốc tế về nghệ thuật.
Bên cạnh đó, các kỹ năng giao tiếp (Communication skills) cũng là yếu tố then chốt trong việc xây dựng mối quan hệ và tạo động lực trong hợp tác quốc tế về nghệ thuật. Được giao lưu học hỏi từ những nghệ sĩ nổi bật trong lĩnh vực nghệ thuật, như Bà Yu Mi-kyung và Bà Kim Su-ran, 2 thành viên viên của đoàn Hiệp hội Sân khấu tỉnh Chungcheong Nam cho thấy giá trị của việc chia sẻ kinh nghiệm và kiến thức. Hai Bà không chỉ mang đến chuyên môn mà còn truyền cảm hứng cho sinh viên và giảng viên trong việc theo đuổi đam mê nghệ thuật. Sự kết nối với các chuyên gia quốc tế sẽ giúp nâng cao chất lượng đào tạo và mở rộng tầm nhìn cho sinh viên

Một bài học khác là sự đồng cảm (Empathy) thông qua những biểu tượng có giá trị biểu đạt văn hóa cao như sách Lục Vân Tiên song ngữ Việt – Hàn. Đây là chiếc cầu nối kỳ diệu mở đầu câu chuyện hợp tác quốc tế về nghệ thuật & sân khấu. Từ một cuốn sách với sự đồng điệu thông qua chuyển ngữ, các nghệ sĩ, nhà giáo dục phía Hàn Quốc đã lắng nghe và đồng cảm với cảm xúc, nhu cầu của sinh viên sẽ giúp xây dựng môi trường học tập và làm việc tích cực với các mối quan hệ hợp tác quốc tế về nghệ thuật


Sự mở đầu câu chuyện từ sách Lục Vân Tiên song ngữ Việt – Hàn đã bắt chiếc cầu nối kỳ diệu cho hai bên và tạo ra nền tảng vững chắc cho sự hợp tác, mở ra cơ hội giao lưu văn hóa và nghệ thuật. Từ đây mở ra cơ hội xây dựng và triển khai các kế hoạch tổ chức các chương trình giao lưu và liên hoan nghệ thuật không chỉ giúp thầy cô giáo và sinh viên Khoa Quản lý văn hóa, nghệ thuật có cơ hội biểu diễn mà còn mang lại những trải nghiệm quý giá trong học hỏi và giao lưu văn hóa.
Ngoài ra, khả năng ra quyết định (Decision-making skills) cũng là một yếu tố quan trọng trong hợp tác quốc tế về văn hóa. Việc đưa ra quyết định chính xác và nhanh chóng là cần thiết để đảm bảo sự công bằng và minh bạch. Sự quyết tâm và tinh thần hợp tác cởi mở giữa hai bên sẽ là yếu tố then chốt trong việc hiện thực hóa các chương trình hợp tác. Những thỏa thuận đạt được không chỉ là bước tiến mới trong quan hệ hợp tác quốc tế mà còn là cơ hội để sinh viên Việt Nam tiếp cận với nền sân khấu quốc tế.

Cuối cùng, tính trung thực (Integrity) và khả năng thích nghi (Adaptability) là những phẩm chất không thể thiếu trong lãnh đạo. Tính trung thực giúp xây dựng lòng tin và sự tôn trọng từ các đối tác khác, trong khi khả năng thích nghi sẽ giúp lãnh đạo vượt qua những thách thức trong môi trường làm việc đa dạng và thay đổi liên tục. Những bài học này không chỉ có giá trị trong bối cảnh hiện tại mà còn là nền tảng cho sự phát triển bền vững của nghệ thuật & sân khấu Việt Nam trong tương lai

Một số hình ảnh bên lề sự kiện:






Ái An