PGSTS Sử học Nguyễn Mạnh Hùng tặng Bộ sách quý tại Tọa đàm khoa học quốc tế “Giao lưu học thuật giữa các nhà nghiên cứu Trường ĐH Văn hóa TP.HCM và Trường ĐH Osaka, Nhật Bản”
Nhân dịp về dự Tọa đàm khoa học quốc tế “Giao lưu học thuật giữa các nhà nghiên cứu Trường ĐH Văn hóa TP.HCM và Trường ĐH Osaka, Nhật Bản” diễn ra ngày 20/3/2024, PGSTS. Nguyễn Mạnh Hùng đã tặng bộ sách Tết 2022 gồm các đầu sách: hai cuốn Tết cả Việt Nam – Tết Nguyên đán phiên bản tiếng Việt và tiếng Anh, bộ sưu tập bìa báo Tết Bắc kỳ – Trung kỳ (từ báo Nam Phong Bắc Kỳ 1918 đến Liên Hoa Trung Kỳ 1964) và bộ sưu tập bìa báo Tết Nam kỳ (từ Gia Định báo số 2-1986 đến Thiếu Nhi 1975) cho các học giả quốc tế đến từ Cambodia, Hàn Quốc, Việt Nam…
Bộ sách này được in khổ lớn (30 x 40cm), có hiệu ứng hình thành văn hóa đọc cho cả gia đình và người xung quanh khi đọc/xem sách. và nhận xét, bàn luận…. Đây là điểm khác biệt với cách hình thành văn hóa đọc dựa trên sách khổ nhỏ truyền thống hay đọc trên máy tính, máy tính bảng, điện thoại…
Theo Thầy Hùng: “….Trong cuộc sống hiện đại, ai cũng có lịch làm việc, học tập riêng, thời gian dành cho nhau rất ít… do đó nếu khai thác bầu không khí mà mọi thành viên trong cùng 1 nhóm, 1 gia đình…. xúm nhau đọc sách với khổ to, hình ảnh bắt mắt, dẫn dắt từ những câu chuyện gợi về miền lý ức xưa…sẽ tạo ra những dây dẫn gắn kết, từ đó tạo nên các thói quen tốt như đọc sách, văn hóa đọc cần được đổi mới cách tiếp cận và hình thành như vậy…”,
Bốn cuốn sách Tết của thầy Hùng đã tạo nên 1 điểm nhấn cho Tọa đàm Khoa học Quốc tế, có sức hút lớn với các học giả vì rất bắt mắt, được in trên giấy đẹp, in một mặt, in màu. Ngôn ngữ sạch, đẹp, vừa bình dân, vừa uyên bác và đề tài đều là những trường hợp nghiên cứu điển hình. … GSTS. Jang Jin, Viện trưởng Vietnam Market Research Center từ Hàn Quốc sang VN công tác hôm Tọa đàm diễn ra phải dự online, nhưng ngay sau đó đã đến trường ĐH Văn hóa Tp. HCM trực tiếp nhận sách quý được thầy Hùng ký tặng riêng …
Được biết, hiện nay kết nối với việc góp sức hình thành văn hóa đọc, thầy Hùng còn có ý tưởng sáng tạo ” Thư viện dây văng”… Ngoài viết sách, thày Hùng còn có bốn website chuyển tải các nội dung, công trình nghiên cứu về lịch sử, văn hóa Việt Nam cho mọi người cả trong và ngoài nước tiếp cận kiến thức, website được truy cập nhiều nhất là thanhdiavietnamhoc.com. Ngoài tiếng Việt, PGSTS. Nguyễn Mạnh Hùng còn hợp tác với Google dịch nội dung các công trình đã công bố ra 105 ngôn ngữ khác, giúp nhiều người tiếp cận hơn. Dự kiến thời gian tới, PGSTS. Nguyễn Mạnh Hùng sẽ lthực hện kênh YouTube giới thiệu các giá trị về Việt Nam học, cổ vật, tư liệu cổ, cung cấp tư liệu cho nhiều người hơn.
(KK, ảnh STT, có sử dụng nguồn của đồng nghiệp từ TTO)