Lan tỏa di sản Nguyễn Đình Chiểu, công trình kiến trúc của KTS Huỳnh Tấn Phát qua kênh Công nghiệp văn hóa từ các Công trình kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Nhật Bản
Sáng ngày 9/11/2023, tại Văn phòng Tổng lãnh sự quán Nhật Bản, 261 Điện Biên Phủ, Quận 3, Tp. HCM, Ông Shiraishi Hideyuki, Trưởng Ban Văn hóa – Giáo dục, Tổng lãnh sự quán Nhật Bản cùng nhân viên của Tổng lãnh sự đã tiếp và làm việc GVC.TS. Phạm Văn Luân, TS. Nguyễn Hồ Phong, Khoa Quản lý Văn hóa nghệ thuật, Trường ĐH Văn hóa Tp. HCM, Viện trưởng Viện Khoa học Quản trị và Nhượng quyền quốc tế TP.HCM, Tổng thư ký CLB Doanh nhân Bến Tre tại TP. HCM Hồ Châu Xuân Trường.
Tại cuộc làm việc, sau phần chào xã giao; hai bên đã trao đổi và cơ bản thống nhất trên nguyên tắc các nội dung sẽ được tiếp tục cụ thể hóa để phối hợp thực hiện như sau:
1. Đăng ký các Công trình kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Nhật Bản; Cụ thể là:
– Đăng ký tổ chức sự kiện công bố bài nghiên cứu của GS Shimizu Masaaki- ĐH Osaka đăng trên Tạp chí Văn hóa & Nguồn lực, trường ĐH Văn hóa Tp. HCM là Công trình kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Nhật Bản. – Dự án giao lưu học thuật & văn hóa Quốc tế “Sách Lục Vân Tiên & tác giả Nguyễn Đình Chiểu song ngữ Việt – Nhật”.
2- Đề xuất hoạt động thăm viếng, tìm hiểu Dinh thự riêng của Tổng Lãnh sự Nhật Bản – công trình kiến trúc của KTS Huỳnh Tấn Phát như 1 mô hình bảo tồn kiến trúc đô thị.
3- Hợp tác giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm nghiên cứu về công nghiệp văn hóa của Nhật Bản cho Tp. HCM nói riêng và Việt Nam nói chung.
4- Trao đổi về việc hợp tác giao lưu, nghiên cứu văn hóa – giáo dục thông qua các hoạt động nghiên cứu – trao đổi học thuật về dạy học tiếng Nhật – Văn hóa Nhật Bản cho sinh viên Tp. HCM và dạy – học tiếng Việt – Văn hóa Việt Nam cho sinh viên Nhật Bản. Cụ thể như sau:
Cuộc làm việc đã thành công tốt đẹp, hứa hẹn có những công trình giao lưu văn hóa – giáo dục kỷ niệm 50 năm quan hệ Ngoại giao Việt Nam – Nhật Bản; Thiết thực hưởng ứng Nghị quyết của UNESCO vinh danh danh nhân Nguyễn Đình Chiểu trong niên khóa 2022- 2023 (200 năm sinh, 135 năm mất của Ông) Nhật Bản là 1 trong 4 nước đồng đề nghị lên UNESCO với Việt Nam.
Đặc biệt Dự án giao lưu học thuật & văn hóa Quốc tế “Sách Lục Vân Tiên & tác giả Nguyễn Đình Chiểu song ngữ Việt – Nhật” là dự án kế thừa và phát huy thành quả dự án dịch sách Lục Vân Tiên sang tiếng Hàn đã thực hiện 2021-2022 nên có nhiều thuận lợi và có tính lan tỏa rộng lớn. Theo đề xuất dự án có nội dung hoạt động dự kiến như sau:
1- Tổ chức chuyển ngữ Lục Vân Tiên – bản tiếng Việt mới nhất (3084 câu thơ Lục Bát) đây là bản tiếng Việt duy nhất có sự tham gia thẩm định, đóng góp xây dựng của các hậu duệ Nguyễn Đình Chiểu cho đến nay, bản gốc này đã được thẩm định bởi các chuyên gia hàng đầu về Nguyễn Đình Chiểu và hậu duệ của ông cùng cộng đồng nơi Nguyễn Đình Chiểu và hậu duệ sinh sống.
Năm 1985 Lục Vân Tiên đã được dịch ra Nhật với bản dịch của Giáo sư Takeuchi Yonosuke, tuy nhiên sau gần 40 năm bản dịch nầy cần cập nhật và công bố với tinh thần mới – Nguyễn Đình Chiểu là danh nhân văn hóa thế giới với nhiều thông tin, tư liệu… mới làm gia tăng giá trị Lục Vân Tiên tiếng Nhật. Việc tổ chức chuyển ngữ được tiến hành theo phương thức giao lưu Văn hóa – Giáo dục, tăng cường hiểu biết Văn hóa và học tiếng Nhật – tiếng Việt giữa sinh viên (SV) 2 nước tập trung là SV Tp. HCM và Osaka với các hoạt động cụ thể sau:
1.1- Giới thiệu, bình chọn bản Lục Vân Tiên tiếng Việt trong SV 2 nước dưới dạng Tọa đàm, diễn đàn, “trò chơi chữ nghĩa” trong Lục Vân Tiên và truyền dạy nói thơ Vân Tiên (1 diễn xướng dân gian đang được đề nghị xây dựng hồ sơ di sản văn hóa phi vật thể quốc gia của VN).
1.2. Tổ chức giao lưu học thuật và văn hóa trong SV chuyên ngữ Nhật – Việt cùng các chuyên gia chuyển ngữ Lục Vân Tiên sang tiếng Nhật với 4 chủ đề gắn với nội dung của Lục Vân Tiên “Trung – Trinh – Tiết – Nghĩa” (thực hiện cả online và offline dưới dạng các cuộc thi viết bài, thi dịch, bình chọn, thi đố vui, tìm hiểu và truyền dạy nói thơ Vân Tiên ở cả 2 nước …)
1.3. Giao lưu gặp gỡ – tôn vinh các cá nhân tiêu biểu có nhiều công sức đóng góp cho bản dịch Lục Vân Tiên tiếng Nhật ở từng trường và từng nước theo tiến độ dự án (cấp trường, cấp thành phố)
1.4. Tổ chức biên tập, in ấn sách Lục Vân Tiên và tác giả Nguyễn Đình Chiểu song ngữ Việt- Nhật. dự kiến 500 trang in màu, có nội dung 4 thứ tiếng: Việt, Nhật, Anh, Pháp), số lượng 500 cuốn.
2. Tổ chức Sự kiện ra mắt sách gắn với các hoạt động truyền dạy nói thơ Vân Tiên trong giới trẻ 2 nước …
3. Tổ chức giới thiệu, quảng bá sách đến các trường học, dự kiến 20 trường ở mỗi nước thông qua đó lan tỏa tinh thần hợp tác văn hóa – giáo dục về dạy – học & nghiên cứu VH, ngôn ngữ … giữa 2 nước, tập trung vào việc dạy – học tiếng Nhật ở VN và tiếng Việt ở Nhật.
(Ảnh: NHP, STT. Tin: PNPT- STT Bến Tre)