Tin Tức & Sự Kiện
HỘI THẢO KHOA HỌC CẤP KHU VỰC “CHUẨN MỰC VĂN HÓA, GIA ĐÌNH, CON NGƯỜI BÌNH THUẬN GẮN VỚI CÁC HỆ GIÁ TRỊ VĂN HÓA, GIA ĐÌNH VÀ CON NGƯỜI VIỆT NAM THỜI KỲ MỚI”

HỘI THẢO KHOA HỌC CẤP KHU VỰC “CHUẨN MỰC VĂN HÓA, GIA ĐÌNH, CON NGƯỜI BÌNH THUẬN GẮN VỚI CÁC HỆ GIÁ TRỊ VĂN HÓA, GIA ĐÌNH VÀ CON NGƯỜI VIỆT NAM THỜI KỲ MỚI”

Sáng ngày 9/8/2024, tại Tp. Hồ  Chí Minh, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bình Thuận phối hợp với Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐH Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh) tổ chức thành công Hội thảo khoa học cấp khu vực “Chuẩn mực văn hóa, gia đình, con người Bình Thuận gắn với hệ giá trị văn hóa, gia đình và con người Việt Nam thời kỳ mới”.

Quang cảnh hội thảo. Ảnh: Hà Viên

Hội thảo có sự tham gia của ông Nguyễn Minh Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận; ông Bùi Thế Nhân – Giám đốc Sở VHTTDL, lãnh đạo Trường Chính trị tỉnh Bình Thuận; TS. Lê Hoàng Dũng, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn Tp.Hồ Chí Minh; các chuyên gia, nhà khoa học thuộc lĩnh vực văn hoá, xã hội; quý thầy, cô Trưởng khoa, Giảng viên, nghiên cứu sinh của trường, lãnh đạo, cán bộ cấp phòng thuộc Sở VHTTDL tỉnh Bình Thuận, TS. Phạm Văn Luân cùng SV trong nhóm nghiên cứu đã tham dự hội thảo.

Đại biểu tham dự và các nhà khoa học. Ảnh: TL

Phát biểu khai mạc, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận Nguyễn Minh cho rằng, đề án Chuẩn mực văn hóa, gia đình, con người Bình Thuận gắn với hệ giá trị văn hóa, gia đình và con người Việt Nam thời kỳ mới”  được Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bình Thuận phối hợp với Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn xây dựng trên cơ sở tiếp thu các nội dung cốt lõi các hệ giá trị văn hóa, gia đình, con người Việt Nam đã được xác định tại Hội thảo quốc gia do Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Hội đồng Lý luận Trung ương; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Viện Hàn lâm Khoa học – xã hội Việt Nam tổ chức năm 2022 tại Hà Nội.

Trong buổi sáng tham dự Hội thảo sinh viên Đoàn Nhất Hà Viên khoa QLVHNT, trường Đại học Văn hóa Tp. HCM đã lắng nghe được các bài trình bày từ các nhà khoa học họ đã làm rõ nhiều vấn đề  liên quan đến Đề án: Định vị lợi thế, tiềm năng của điều kiện tự nhiên, giao lưu văn hóa, phát triển du lịch…hướng đến mục tiêu phát huy các giá trị văn hóa, gia đình, con người, góp phần làm sáng tỏ nội hàm về văn hóa, gia đình, con người Bình Thuận, bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa phục vụ phát triển kinh tế – xã hội, xây dựng văn hóa, gia đình, con người Bình Thuận hiện tại và định hướng trong thời gian sắp tới.

Các bài trình bày tại cũng như dược chọn đăng trong Kỷ yếu  Hội thảo không chỉ thể hiện những kiến thức quý báu về “Chuẩn mực văn hóa, gia đình, con người Bình Thuận gắn với hệ giá trị văn hóa, gia đình và con người Việt Nam thời kỳ mới” mà qua đó còn nhấn mạnh những nội dung cụ thể của chuẩn mực văn hóa, gia đình, con người Bình Thuận gắn với 16 giá trị chuẩn mực cốt lõi của các hệ giá trị văn hóa, gia đình và con người Việt Nam. Hơn thế nữa, trong khuôn khổ buổi hội thảo, đã có nhiều lượt trao đổi, thảo luận, bình luận sôi nổi, thẳng thắn, cởi mở, chuyên sâu từ các nhà khoa học theo phương châm gắn kết tính khoa học, tính thực tiễn và tính sáng tạo trong xây dựng văn hóa, gia đình, con người Bình Thuận.

Một số ý kiến trao đổi tại hội thảo cũng đã làm rõ hơn về chuẩn mực văn hoá gia đình, dòng họ ở Bình Thuận, từ đó định hướng giải pháp triển khai thực hiện đề án một cách hiệu quả. Có ý kiến cho rằng, có thể tích hợp tinh hoa văn hoá Chăm trong mô hình tổ chức làng, tộc họ, gia đình và luật tục truyền thống để xây dựng “Chuẩn mực văn hoá, gia đình, con người Bình Thuận” trong thời kỳ đổi mới…

PGS.TS Trương Văn Món, Khoa Văn hóa học, Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG-HCM trình bày báo cáo tham luận. Ảnh: Hà Viên

Lần đầu tiên được dự một Hội thảo cấp Khu vực về xây dựng văn hóa, gia đình, con người Bình Thuận – quê hương em, từ góc nhìn của 1 sinh viên Khoa Quản lý văn hóa, nghệ thuật, Trường ĐH Văn hóa Tp. Hồ Chí Minh em rất cảm kích và đã tiếp thu học hỏi được những nội dung quan trong trọng không chỉ về xây dựng văn hóa, gia đình, con người Bình Thuận mà còn gời mở những hướng tiếp cận mới trong vận dụng các giá trị của văn hóa, gia đình, con người Bình Thuận trong  phát triển du lịch qua loại hình làng nghề truyền thống dân tộc, định vị vị thế các giá trị, hệ tư tưởng Hồ Chí Minh và các gái trị truyền thống của người Việt Nam vào rèn luyện và học tập, như các giá trị làm người được Nguyễn Đình Chiểu trao truyền qua Lục Vân Tiên (bài của TS. Phạm Văn Luân “Giải pháp xây dựng con người Bình Thuận tiếp cận theo hệ giá trị Lục Vân Tiên”. (trang 124-132) Theo TS. Luân: “…tác phẩm Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu luôn được các  thế hệ người dân Nam Bộ nhắc đến không chỉ vì giá trị nghệ thuật thơ văn, mà còn là giá trị về đạo lý làm người với những chuẩn  mực làm nên hệ giá trị văn hóa, chuẩn mực con người ở tỉnh Bình Thuận: lòng yêu nước, thủy chung, hiếu nghĩa… có giá trị vững bền trong mọi thời đại – những giá trị đã làm nên “sức mạnh mềm” quê hương Bình Thuận vốn có liên hệ mật thiết với Bến Tre từ quá khứ với danh nhân Trương Gia Mô”.

Một số hình ảnh bên lề Hội thảo:

TS. Phạm Văn Luân, Giảng viên khoa QLVHNT, trường ĐH Văn hóa TP. HCM (phải) và sinh viên Đoàn Nhất Hà Viên. Ảnh: TL

Đại biểu tham dự Hội thảo. Ảnh: Hà Viên

Các đại biểu đến từ trường ĐH Văn hóa Tp. HCM và thầy Hiệu trưởng trường Chính trị tỉnh Bình Thuận. Ảnh: TL

Các đại biểu đến từ trường ĐH Văn hóa Tp. HCM. Ảnh: TL

Tin: Viên Đoàn