DA Dạy Chữ Dạy Nguời
GỢI Ý DÀNH CHO CÁC THÀNH VIÊN BAN GIÁM KHẢO HỘI THI THIẾT KẾ BÀI GIẢNG, NGOẠI KHÓA GDLC CHO TTN BẾN TRE – DỰ ÁN P.141

GỢI Ý DÀNH CHO CÁC THÀNH VIÊN BAN GIÁM KHẢO HỘI THI THIẾT KẾ BÀI GIẢNG, NGOẠI KHÓA GDLC CHO TTN BẾN TRE – DỰ ÁN P.141

5


 

Quá trình làm việc của BGK đồng thời là hoạt động thiết thực hưởng ứng chương trình hành động đổi mới căn bản và toàn diện GDĐT nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của công cuộc CNH-HĐH, hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước. Quan điểm chung khi chấm thi thiết kế BG/NK của dự án P.141 là quan điểm tiếp cận mục tiêu, tiếp cận phát triển (Bài giảng là 1 bản thiết kế tổng thể cho 1 hoạt động GD (1 vài giờ, 1 ngày, tuần, tháng, năm, năm học và vài năm); Bản thiết kế này cho biết toàn bộ nội dung GD, những trông đợi ở người học sau khi học, phác họa cách thức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập… tất cả được sắp xếp theo một thời gian biểu chặt chẽ). Quam điểm này khác xa quan điểm tiếp cận nội dung (GD là công cụ ĐT nên các sản phẩm với các tiêu chí được xác định sẵn).


Xin lưu ý mấy vấn đế sau khi ngồi vào bàn BGK;

1- Tránh cách nhìn nhận chấm bài dự thi là “phán xét” lẫn nhau, cần tiếp cận ở góc nhìn “phản hồi” xây dựng; thông qua nhận xét, đánh giá, chấn bài dự thi giúp GV nhìn lại chính mình với những tình huống tương tự, tìm ra những giải pháp phù hợp để ứng phó khi đối mặt.

2- Khi dự giờ, cùng lúc với việc quan sát cách tổ chức lớp học, ngôn ngữ, cử chỉ của GV; cần tập trung quan sát cử chỉ, nét mặt, thái độ và các hoạt động học tập của HS bằng cách chọ vị trí ngồi dễ quan sát nhất và phù hợp không gian lớp học(ngồi 2 bên hoặc phía trên). BGK không nên can thiệp vào quá trình học tập của HS (mượn sách vở, ghế ngồi…) hoặc trao đổi với nhau làm người dạy cũng như người học mất tập trung.

3- Khi thảo luận, đóng góp tiết dạy/ bài dự thi cần tạo điều kiện cho GV dự thi nêu mục tiêu, ý tưởng xây dựng trong thiết kế bài dạy (ý tưởng đã thực hiện, chưa thực hiện, tình huống phát sinh đã giải quyết khi dạy học, tình huống phát sinh nhưng chưa giải quyết, những vấn đề hài lòng, tâm đắc và những điều chưa ưng ý, chưa hài lòng qua tiết dạy…)

4- Về nội dung, cần tập trung vào nhận xét các hoạt động học tập của HS để thấy rõ hoạt động nào hiệu quả, hoạt động nào chưa hiệu quả? Câu hỏi nào hay, tình huống nào phù hợp? HS/tổ/nhóm nào hoạt động hiệu quả, lý do? HS/ nhóm nào chưa tập trung chú ý bài học, lý do??? BGK cần tập trung trao đổi về những khả năng HS đạt được trong thực tế giờ học có sự đối chiếu với lời giảng của GV; tránh cách nói chủ quan “theo BGK/tôi phải thế này, thế kia…” hoặc “Nếu tôi dạy bài này tối sẽ làm như sau…”

5- Cần tạo cơ hội cho tất cả thành viên BGK, GV cùng dự giờ phát biểu, nêu những ý kiến xác thực, có giá trị giúp mọi người học hỏi, rút kinh nghiệm, không nhất thiết phải tổng kết buổi thảo luận về giờ dạy (sẽ được thực hiện qua phiếu kín chấm điểm), nên khuyến khích mỗi GV tự phát triển khả năng tự tổng kết của mình

 

(BĐH DA P.141, nguồn Tạp chí Giáo dục – số 279 (kì 1-2/2012 và tập ghi bài giảng tại lớp bồi dưỡng nâng cao năng lực cho CBQL trường ĐH Tiền Giang – CĐ Bến Tre tháng 3/2012)