CHÂU Á CẢM NHẬN TỪ TỌA ĐÀM “QUAN ĐIỂM LỊCH SỬ VỀ VAI TRÒ VÀ SỨC ẢNH HƯỞNG CỦA ĐỐNG NAM Á TRONG QUAN HỆ QUỐC TẾ THẾ KỶ XX VÀ ĐẦU THẾ KỶ XXI”
Vừa qua, chương trình tọa đàm lần thứ 28 của Viện Viễn Đông Bác Cổ Pháp được tổ chức với chủ đề “Quan điểm lịch sử về vai trò và sức ảnh hưởng của Đông Nam Á trong quan hệ quốc tế thế kỷ XX và đầu thế kỷ XXI” vào lúc 17h30 ngày 23/05/2024 tại Trung tâm EFEO số 113 Hai Bà Trưng, Quận 1, TP.HCM. Chương trình có sự góp mặt của diễn giả người Pháp Pierre Grosser là một nhà nghiên cứu và hoạt động trong ngành Quan hệ quốc tế.
Buổi toạ đàm đã đặt ra và trả lời những câu hỏi: Các nước lớn đã có những tham vọng và nước đi như thế nào trong hai cuộc chiến tranh thế giới? Đông Nam Á nằm ở đâu trong những mưu đồ xâm lược này? Các nước Đông Nam Á có vai trò gì trong mối quan hệ quốc tế thời điểm ấy?
Trong suốt buổi tọa đàm, diễn giả đã đem tới một góc nhìn mới về hai cuộc chiến tranh thế giới tại chiến trường châu Á, dưới góc độ của các đế quốc lớn đi xâm lược. Cục diện chiến trường châu Á trong hai cuộc chiến tranh và sự đô hộ của từng đế quốc lên các nước Đông Bắc Á và Đông Nam Á hoàn toàn là kết quả của sự cạnh tranh và tính toán kĩ lưỡng giữa các nước lớn. Trong đó, châu Á, đặc biệt là Đông Bắc Á luôn là trung tâm của chiến trường. Trước chiến tranh thế giới thứ hai là sự tranh chấp của các nước có hệ thống thuộc địa, sau Chiến tranh lạnh là sự tranh giành của Mĩ và Liên Xô lên châu lục này. Diễn giả đã liệt kê ra một vài cuộc tranh chấp lớn tại châu Á mà qua đó có thể thấy Đông Nam Á lúc này chưa phải là sự tập trung ưu tiên của các đế quốc. Cuối thế kỷ XIX- đầu thế kỷ XX, châu Á trải qua nhiều cuộc chiến Nga – Nhật, Trung – Nhật, Trung – Liên Xô, chiến tranh với Mĩ mà trong đó Đông Nam Á chỉ đóng phần phụ. Dù vậy, tuy các quốc gia Đông Nam Á không phải trung tâm của các cuộc tranh chấp trong chiến tranh thế giới thứ nhất, nhưng cũng không thoát được ách đô hộ của các đế quốc nhằm kiềm hãm lực lượng giữa các bên và mở đường để các nước lớn xâm lược Trung Hoa.
Phải đến những năm 1930-1940, Mĩ nhận thấy tầm quan trọng của khu vực Đông Nam Á khi nhận ra tham vọng của Nhật muốn thâu tóm và xác lập quyền ảnh hưởng nhất định lên châu Á như Trung Hoa đã thực hiẹn ở các thế kỷ trước và quyết định nhảy vào chiến trường Đông Nam Á bằng các biện pháp kinh tế. Và cuối giai đoạn chiến tranh, các quốc gia Đông Nam Á trở thành chiến trường trung tâm trong cuộc cạnh tranh Mĩ – Trung.
Đặc biệt, diễn giả đã nhấn mạnh về tầm ảnh hưởng của cách mạng Việt Nam. Ngay khi Nhật đầu hàng quân Đồng Minh, Việt Nam là quốc gia đã nắm bắt thời cơ tốt và đã đứng lên mở đường cho phong trào “phi thực dân hoá” ở các nước thuộc địa trên toàn thế giới. Trận chiến Điện Biên Phủ năm 1954 của Việt Nam cũng có ảnh hưởng vang dội đến các nước trên thế giới, chấm dứt sự đô hộ của Pháp tại Việt Nam và khiến Pháp mất vị thế trên trường quốc thế. Ở trận chiến này, giáo sư đã đưa ra góc nhìn khá thú vị của Pháp và Mỹ, nhân dịp Việt Nam vừa kỷ niệm 70 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phú “chấn động địa cầu”, theo diễn giả nước Mỹ xem thất bại ở Điện Biên Phủ là sự thua cuộc trước cuộc chiến với Trung Quốc, và cho rằng Pháp không hoàn toàn thất bại trong cuộc chiến, vì trận chiến Điện Biên Phủ dầu sao cũng đã thể hiện cho thế giới thấy phần quân lực mạnh mẽ của Pháp và bài học về giá trị của hòa bình trong cuộc sống hôm nay.
Diễn giả đã phác thảo tình hình chiến sự tại châu Á trong những thế kỷ XIX, XX và đầu thế kỷ XXI dưới góc nhìn của một người nghiên cứu ngành Quan hệ quốc tế. Từ đó, cho thấy một bức tranh toàn cảnh về các mối quan hệ quốc tế và tham vọng của các quốc gia trong giai đoạn này. Buổi tọa đàm diễn ra trong bầu không khí thân thiện và tinh thần giao lưu chia sẻ với các vấn đề về quan hệ giữa các quốc gia trong thế kỷ XIX, XX và đầu thế kỷ XXI, giữa các đế quốc đi xâm lược với nhau và với các nước thuộc địa. Chiến trường tại châu Á không chỉ là cuộc cạnh tranh giữa các nước lớn mà còn là cuộc bứt phá, vùng lên của các nước thuộc địa nhằm tìm hướng đi tốt nhất để giành được độc lập cho dân tộc mình. Trong đó, Việt Nam là một quốc gia có sức mạnh ngoại giao tốt khi đã tận dụng mối quan hệ với hai nước Liên Xô và Trung Quốc để tranh thủ lực lượng giành được độc lập. Buổi tọa đàm đã đem đến cho những người tham dự nhiều kiến thức và góc nhìn mới về quan hệ ngoại giao giữa các nước trong giai đoạn thế kỷ XIX – thế kỷ XX; Qua đó, em nhận thức được tầm quan trọng của văn hóa không chỉ là bản sắc của một dân tộc mà có đóng vai trò to lớn trong quá trình ngoại giao giữa các nước. Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn đến diễn giả Pierre Grosser và Viện Viễn Đông Bác Cổ Pháp đã tổ chức một buổi tọa đàm đầy ý nghĩa. Theo thông báo của EFEO dự kiến trong tháng 6, sẽ có 1 Tọa đàm có cùng chủ đề quan hệ quốc tế thế kỷ XX và đầu thế kỷ XXI nhưng là câu chuyện cận cảnh của Việt Nam, chúng em và các cử tọa thân thuộc của EFEO đang háo hức chờ đợi sự kiện này.
Nhân dịp dự Tọa đàm, TS. Phạm Văn Luân, Hội Di sản Văn hóa tỉnh Bến Tre đã gặp và trao đổi với TS. Olivier Tessier về các hoạt động hợp tác giới thiệu phiên bản Lục Vân Tiên cập nhật nhất (là nội dung đã được trao đổi trong 1 cuộc làm việc sáng ngày 12/4/2024)…
Phan Hoàng Minh Anh
CLB Sinh viên NCKH Khoa Quản lý văn hóa, nghệ thuật
Trường ĐH Văn hóa TP.HCM
Ảnh bên lề sự kiện