Tin Tức & Sự Kiện
Xây dựng và phát triển “văn hóa đọc” hướng đến giáo dục toàn diện, giáo dục liêm chính cho HSSV – Câu chuyện từ ĐH Tiền Giang
“Hội thi thiết kế bài giảng ngoại khóa giáo dục liêm chính cho thanh thiếu niên Bến Tre” với việc xây dựng và phát triển văn hóa đọc
Tóm tắt: Bài viết chia sẻ những kinh nghiệm tổ chức hội thảo xây dựng và phát triển văn hóa đọc ở Trường ĐH Tiền Giang và một vài ý kiến gắn việc phát triển văn hóa đọc với việc tổ chức hội thi “Thiết kế bài giảng, hoạt động ngoại khóa giáo dục liêm chính cho thanh thiếu niên Bến Tre” trong dự án P141.
Tác giả bài viết đang phát biểu
Dẫn nhập
“Không có sách thì không có tri thức”. Một người có sách nhưng không đọc thì làm gì có được tri thức từ sách. Các kiến thức từ sách là bệ phóng cho các nhà khoa học, là nguồn tư liệu giảng dạy cho các nhà giáo, cho các bạn học sinh, sinh viên. Hiện nay, sự phát triển vũ bão của công nghệ thông tin và truyền thông mà đặc biệt là sự lấn át của các phương tiện nghe nhìn đã đặt văn hóa đọc đứng trước những cơ hội và thách thức đan xen nhau. Làm thế nào để duy trì và phát triển văn hóa đọc song hành với văn hóa nghe nhìn là một vấn đề thực tiễn đặt ra và cần được quan tâm giải quyết, đặc biệt là việc xây dựng và phát triển văn hóa đọc góp phần đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục hiện nay, nhất là việc giáo dục đạo đức, giáo dục liêm chính cho giới trẻ. Hội thi “Thiết kế bài giảng, hoạt động ngoại khóa giáo dục liêm chính cho thanh thiếu niên Bến Tre” trong dự án P141 là hoạt động hữu ích, thiết thực “hướng đến giáo dục toàn diện cho học sinh, sinh viên, thanh thiếu niên thành công dân hữu ích cho đất nước, sống có đạo đức, trách nhiệm, liêm chính, kỷ luật, biết tôn trọng bản thân, tôn trọng người khác và những giá trị xã hội; góp phần tích cực xây dựng xã hội phát triển bền vững, minh bạch và phòng ngừa tham nhũng” (Theo: STT-CTV Minh Đức, http://www.bentre.xudua.com/news.php?id=170 ).
Đại diện nhóm STT phát biểuchia sẻ kinh nghiệm thực hiện P141 gắn với VHĐ tại Hội thảo
Hội thi nầy đòi hỏi người dự thi phải đọc và biết chọn lựa thông tin hữu ích từ sách để thiết kế bài giảng. Ví dụ: Chuyện xưa kể rằng: “Có một vị quan nổi tiếng thanh liêm, chính trực. Một nhà buôn nọ thu hồi được tài sản nhờ tài phán xử của vị quan đó nên muốn tạ ơn quan. Nhà buôn đến gặp riêng quan và gửi quà tặng và nói rằng chẳng có ai biết việc nầy. Vị quan nghiêm mặt và bảo với nhà buôn nọ: Có trời biết, đất biết, ông biết, tôi biết sao lại nói không ai biết và kiên quyết không nhận quà”. Những mẫu chuyện như vậy là bài học sinh động khi các tác giả thiết kế bài giảng, các hoạt động ngoại khóa giáo dục liêm chính cho người học. Mẫu chuyện đó được ghi trong sách và như thế nếu không đọc sách thì người dự thi sao có nhũng bài học minh họa sống động trong bài giảng và nhiều ví dụ khác nữa.
PHT ĐH Tiền Giang Nguyễn Quang Khải phát biểu
Xuất phát từ thực tiễn hội thi nêu trên và từng bước xây dựng, phát triển văn hóa đọc trong đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên và sinh viên phục vụ cho việc nghiên cứu, giảng dạy và học tập, việc tổ chức Hội thảo về chủ đề nầy là cấp thiết. Trung tâm Thông tin – Thư viện trường Đại học Tiền Giang đã tổ chức thành công Hội thảo “Giải pháp xây dựng và phát triển văn hóa đọc” vào ngày26/9/2012 vừa qua.có thể là kinh nghiệm cần thiết chia sẻ với Ban điều hành dự án P141 của các bạn đồng nghiệp.
Công tác chuẩn bị
Kế hoạch tổ chức hội thảo được soạn thảo từ tháng 6/2012. Những nội dung chủ yếu được thể hiện trong kế hoạch như:
-Mục tiêu của Hội thảo cần đạt
-Hình thành Ban Tổ chức với chức năng, nhiệm vụ cụ thể
-Điều tra xã hội học nhận thức các đối tượng bạn đọc (Cán bộ quản lý, giảng viên và sinh viên) các vấn đề về văn hóa đọc.
-Dự kiến nội dung và gửi thư mời các đối tượng viết tham luận.
-Họp báo, giới thiệu kế hoạch tổ chức Hội thảo và tuyên truyền về Hội thảo trên website www.tgu.edu.vn , trên bảng tin của Trung tâm và thiết kế các banner giới thiệu về Hội thảo.
Công tác phối hợp
Một hội thi, hội thảo nào muốn thành công cũng đều đòi hỏi sự tham gia của nhiều đối tượng. Hội thảo văn hóa đọc được sự tham gia của nhiều đối tượng bạn đọc như: cán bộ quản lý, giảng viên, chuyên viên và sinh viên. Để có được kết quả như thế, Trung tâm Thông tin – Thư viện đã phối hợp chặt chẽ với các đơn vị chức năng trong từng khâu, từng giai đoạn:
Đại biểu Hội thảo là SV,CB, giảng viên trẻ các ĐH Tiền Giang, Bạc Liêu
Phối hợp với Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và Hội Sinh viên: Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội Sinh viên phổ biến kế hoạch hội thảo trong các buổi sinh hoạt Đoàn, Hội và trong các hoạt động câu lạc bộ cũng như yêu cầu cán bộ đoàn nghiên cứu viết bài tham luận cho Hội thảo.
Phối hợp với Phòng Quản lý khoa học & Hợp tác quốc tế: Phòng Quản lý khoa học và Hợp tác quốc tế cùng với Trung tâm thẩm định nội dung các tham luận, chuẩn bị chương trình và biên tập tài liệu hội thảo.
Phối hợp với Phòng Tổ chức Hành chánh và Phòng Quản trị Thiết bị: Phòng Tổ chức Hành chánh và Phòng Quản trị Thiết bị chuẩn bị các điều kiện cơ sở vật chất cho hội thảo như: bố trí giảng đường, micro, âm thanh, tiếp khách, …
Phối hợp với Phòng Tài vụ: Phòng tài vụ chuẩn bị kinh phí cho hội thảo.
Phối hợp với các Khoa: Các Khoa cử giảng viên và sinh viên tham gia hội thảo và phát biểu tham luận
Nhiều ý kiến tâm huyết vì VHĐ tại Hội thảo
Kết quả đạt được
Với những nỗ lực như đã phân tích trên, hội thảo đã thành công với các kết quả như sau:
Tham dự Hội thảo có 198 đại biểu là Ban Giám hiệu, Trưởng phó các đơn vị, các giảng viên, sinh viên trường Đại học Tiền Giang, và 5 đại biểu của trường Đại học Bạc Liêu, trường Cao đẳng Bến Tre, Thư viện tỉnh Tiền Giang và nhà thơ, nhà báo, doanh nhân Trần Đỗ Liêm.
Hội thảo đã nhận được 24 bài tham luận của các giảng viên và sinh viên trường Đại học Tiền Giang; sáu bài tham luận của các đại biểu ngoài trường như tham luận của TS Nguyễn Thị Hà Lan, trường Đại học Hồng Đức (Thanh Hóa), Ths Phạm Văn Luân, trường Cao đẳng Bến Tre, Ths Trần Hoàng Phong, trường Đại học Đồng Tháp, giảng viên Lê Hữu Lợi, trường Đại học Bạc Liêu, doanh nhân Trần Đỗ Liêm, Ths Nguyễn Thị Kim Thanh, Phó Giám đốc Thư viện tỉnh Tiền Giang.
Trong hội thảo, ngoài báo cáo đề dẫn và sáu bài tham luận tiêu biểu, hội thảo còn được nghe nhiều ý kiến phát biểu của các đại biểu trong và ngoài nhà trường, các ý kiến của các bạn sinh viên.
TS Phan Văn Nhẫn kết luận Hội thảo
Tổng kết Hội thảo, TS Phan Văn Nhẫn – Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Tiền Giang đã khẳng định tầm quan trọng của việc phát triển văn hóa đọc ở trường Đại học Tiền Giang, các giải pháp về cơ chế, về xây dựng đội ngũ, về cơ sở vật chất, về đổi mới cách dạy, cách học, việc tổ chức đọc sách chuyên ngành của các khoa, các tổ bộ môn, việc liên kết thư viện, khai thác các nguồn tài liệu…
Trên đây là những kinh nghiệm tổ chức hội thảo văn hóa đọc. Theo thiển ý cá nhân, để Hội thi “Thiết kế bài giảng ngoại khóa giáo dục liêm chính cho thanh thiếu niên Bến Tre” của dự án P141 thành công, Ban điều hành dự án cần xây dựng và phát triển mạnh mẽ văn hóa đọc trong cộng đồng, trước hết là trong trường học. Đây cũng là mục tiêu mong muốn của Chương trình Quốc gia xây dựng và phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng do Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch phát động. Thư viện công cộng các cấp, hệ thống thư viện các trường học phải là lực lượng chủ công trong việc xây dựng và phát triển văn hóa đọc bằng nhiều hình thức đa dạng, sinh động và phong phú như: Tổ chức kể chuyện theo sách, “Ngày hội đọc sách”, “Đọc và viết cảm nhận về một tác giả, tác phẩm” …
Trưởng nhóm STT tặng sách cho GĐ TTTTTV, ĐH Tiền Giang (phải)
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đại học Tiền Giang, (Tháng 9/2012), Tài liệu hội thảo “Giải pháp xây dựng và phát triển văn hóa đọc” – Tài liệu lưu hành nội bộ.
3. http://www.bentre.xudua.com/news.php?id=170
(TCH- STTBT)
Xứ Dừa
0