DA Dạy Chữ Dạy Nguời
Nhiều bài học lớn từ cuộc thi Thiết kế bài giảng, hoạt động ngoại khóa giáo dục liêm chính cho thanh thiếu niên Bến Tre cấp cơ sở tại huyện Ba Tri
A- Tóm tắt Dự án:
Dự án Hội thi thiết kế bài giảng phục vụ ngoại khóa giáo dục liêm chính cho thanh thiếu niên Bến Tre (gọi tắt là dự án P.141) kết nối sự hợp tác nhằm gia tăng khả năng của nhà trường trong giáo dục đạo đức, giáo dục liêm chính (GDLC) hướng tới mục tiêu giáo dục phòng chống tham nhũng (PCTN) trong học sinh sinh viên (HSSV) và thanh thiếu niên (TTN); cụ thể là tạo ra phong trào đổi mới và nâng cao hiệu quả giáo dục toàn diện, giáo dục đạo đức cho HSSV, TTN; giúp thế hệ trẻ nuôi dưỡng những giá trị cốt lõi, có khả năng thích ứng, xử lý vấn đề dựa trên nền tảng tư duy và đạo đức. GDLC hướng đến giáo dục toàn diện cho HSSV, TTN thành công dân hữu ích cho đất nước, sống có đạo đức, trách nhiệm, liêm chính, kỷ luật, biết tôn trọng bản thân, tôn trọng người khác và những giá trị xã hội; góp phần tích cực xây dựng xã hội phát triển bền vững, minh bạch và phòng ngừa tham nhũng; thiết thực đưa nội dung phòng, chống tham nhũng vào chương trình giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng theo Quyết định số 137/2009/QĐ-TTg ngày 02 tháng 12 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ.
Mục tiêu
– Đưa ra thiết kế hoạt động ngoại khóa về GDLC nhằm khắc sâu, nâng cao chất lượng GD công dân, GD đạo đức, GD toàn diện trong nhà trường; góp phần thực hiện Đề án đưa nội dung phòng, chống tham nhũng vào chương trình giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng (Quyết định số 137/2009/QĐ-TTg).
– Tổ chức Hội thi nhằm giới thiệu mô hình mới, cách làm hay khẳng định vai trò và tác động tích cực của ngoại khóa GDLC cho HSSV và TTN.
– Trưng cầu ý kiến, chia sẻ ý tưởng của cộng đồng thông qua hình thức bình chọn các thiết kế bài giảng, hoạt động ngoại khóa GDLC trong nhà trường, kết nối các đơn vị có cùng mối quan tâm.
– Giao lưu gặp gỡ các tập thể, cá nhân tiêu biểu trong phong trào phát huy sáng kiến, đổi mới hình thức và nội dung GDLC cho HSSV &TTN và các tổ chức, cá nhân tiêu biểu, thúc đẩy GDLC trong và ngoài nước.
Những vấn đề cần giải quyết của DA
1- Phổ biến, hướng dẫn sử dụng tài liệu về GDLC một cách sáng tạo, có tính thực tiễn cao trong việc đưa ra thiết kế, kịch bản bài giảng, hoạt động ngoại khóa GDLC cho HSSV ngoài giờ lên lớp, trong gia đình và cộng đồng.
2- Phát động phong trào quan tâm đến sáng kiến, sáng tạo, mô hình, điển hình thực hành GDĐĐ, GDLC cho HSSV & TTN.
3- Xây dựng kho dữ liệu dưới dạng sổ tay, CDR, website về ngoại khóa GDLC cho HSSV, TTN ngoài giờ lên lớp, ở gia đình và cộng đồng.
4- Định hướng hình thành Trung tâm học liệu trợ giúp ngoại khóa GDLC cho HSSV và TTN Bến Tre.
5- Giao lưu gặp gỡ quốc tế, thúc đẩy GDLC cho TTN.
Ngân sách dự án
Tổng kinh phí dự án: 327.760.200 đ. Kinh phí từ giải thưởng Chương trình VACI2011: 288. 760.200 đ. Kinh phí đối ứng: 39.000 000.
Các tiêu chí thành công đặt ra từ dự án
Các trường học, tổ chức, cá nhân có cách nhìn mới về GDĐĐ, giáo dục, rèn luyện toàn diện từ góc nhìn GDLC ; khơi dậy tính sáng tạo, khẳng định niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước trong công cuộc PCTN;
Tính sáng tạo và tiềm năng ứng dụng cao, dễ thực hành, dễ phổ biến, vận dụng, hướng vào chuyển đổi hành vi, nâng cao hiệu quả GDĐĐ, GDLC cả trong chính khoá và ngoại khoá;
Cách tiếp cận, khai thác sáng tạo và hiệu quả nguồn tư liệu GDLC cho HSSV & TTN cả trong và ngoài nước;
Tính tương tác cao, kết nối khai thác sử dụng các phương pháp, phương tiện dạy học truyền thống và hiện đại đưa nội dung dễ tiếp cận về GD PCTN, mở ra nhịp cầu đưa chương trình giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng vào nhà trường.
Thiết kế bài giảng, kịch bản hoạt động ngoại khóa gần gũi, thân thiện cộng đồng, tạo tiền đề đưa nội dung PCTN vào nhà trường.
Quá trình triển khai dự án, nhóm thực hiện với sự tham vấn của các cơ quan chuyên môn, các tổ chức đòan thể xã hội và ý kiến phản biện của cộng đồng hướng dẫn, hỗ trợ giáo viên, HSSV & TTN cách thức tiếp cận, triển khai, tham gia cuộc thi một cách có hiệu quả.
Khả năng nhân rộng
Ngay trong quá trình triển khai, nhóm thực hiện dự án chú trọng đến khả năng nhân rộng từ các mô hình điểm, từ đó nhân rộng sang các địa bàn khác bằng cách chọn điểm, xây dựng mô hình theo trường có cùng đặc điểm; sau đó triển khai theo hình thức “cuốn chiếu”, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông cộng đồng vào hoạt động truyền thông, giáo dục của dự án, nhân rộng các mô hình hoạt động ngoại khóa về GDLC cho HSSV & TTN. Đây là môi trường nhân rộng dự án sang các địa phương khác.
Tính khả thi
Dự án triển khai trong vòng một năm (Tháng 2- 2012 – 12/2012) và nguồn lực thực hiện giàu tính khả thi, chủ động nối kết và lồng ghép các cao điểm vận động truyền thông giáo dục, xây dựng nông thôn mới, xây dựng đơn vị văn hóa… tạo cơ hội giải quyết các vấn đề an sinh –xã hội. Dự án tập hợp những người tổ chức, thực hiện ở các trường và địa phương đa phần là cán bộ giáo viên đều xuất thân từ trường CĐ Bến Tre, có người từng tham gia Hội nghị quốc tề về PCTN, nhóm thực hiện dự án có mối quan hệ đối tác tích cực với các cơ quan chuyên môn từ Trung ương đến cơ sở, các tổ chức đi đầu trong PCTN trong nước và khu vực..
Tính sáng tạo
Hướng đến đổi mới hoạt động ngoại khóa về GDLC, Hội thi là mô hình mới ở Bến Tre. Thông qua Hội thi tập hợp, tổ chức, hình thành mạng lưới tuyên truyền, giáo dục và hướng dẫn áp dụng thiết kế bài giảng phục vụ ngoại khóa GDLC cho HSSV & TTN.
Huy động mọi đối tượng có cùng mối quan tâm, có kinh nghiệm, sáng tạo, phổ biến, tuyên truyền, hướng dẫn áp dụng hoạt động ngoại khóa ở địa phương tham gia dự án Ngoài ra, dự án không chỉ đưa ra cách tiếp cận mới mà còn xác định ngọai khóa GDLC cho TTN là kênh thúc đẩy giáo dục PCTN. Điểm mới của dự án là trao cho các trường tham gia hội thi sự chủ động, sáng tạo, liên kết tổ chức Hội thi cấp cơ sở. Đặc biệt, giải thưởng dự án là một yếu tố mới, thu hút sự quan tâm và tập trung cho cuộc thi; Giải thưởng chính là Chương trình tham quan học tập cho 4 cá nhân đạt giải nhất ở 4 hệ bằng chuyến tham quan, giao lưu chia sẻ kinh nghiệm và học tập ở nước ngoài.
Các kết quả và tác động trực tiếp
Hội thi dự kiến sẽ thu hút sự tham gia của gần 15. 000 HSSV, thầy cô giáo và người dân. Hội thi vừa có tính cạnh tranh, khuyến khích, vừa có tính phổ biến nhân rộng những mô hình mới, cách làm hay nhằm tạo ra sự chuyển đổi hành vi trong thực thi trách nhiệm công dân ở HSSV & TTN cả hiện tại và trong tương lai; do đó, Hội thi không những trực tiếp làm thay đổi nhận thức của một bộ phận giáo viên mà còn tác động tích cực đến nhận thức cộng đồng, trước hết là nhà trường về hoạt động ngoại khóa GDLC cho HSSV & TTN.
Tính bền vững về mặt tổ chức và thực hiện
Bộ Giáo dục đã có văn bản hướng dẫn đưa giáo dục PCTN vào nhà trường, trong các trường tham gia dự án có trường được chọn thí điểm triển khai giáo dục PCTN theo chương trình của Bộ GD & ĐT; đây là điều kiện thúc đẩy hội thi Thiết kế bài giảng phục vụ ngoại khóa giáo dục liêm chính cho thanh thiếu niên vào cuộc sống; Thanh tra Chính phủ đã có công văn 210/CCTN-P4 ngày 27 tháng 10 năm 2011 V/v thực hiện đề án thuộc chương trình VACI 2011; UBND tỉnh Bến Tre có các công văn số 4783/UBND-VHXH ngày 27 tháng 10 năm 2011 phê duyệt dự án “Hội thi thiết kế bài giảng phục vụ ngoại khóa GDLC cho thanh thiếu niên Bến Tre”; công văn số 839/UBND-VHXH ngày 05 tháng 3 năm 2012 phê duyệt Kế hoạch triển khai dự án “Hội thi thiết kế bài giảng phục vụ ngoại khóa GDLC cho thanh thiếu niên Bến Tre” đây là những cơ sở pháp lý quan trọng triển khai dự án.
Tham gia Hội thi vừa là nhiệm vụ của nhà trường, vừa là cách tiếp cận mới thực hiện chủ trương giáo dục toàn diện, hưởng ứng các cuộc vận động Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, Xây dựng trường học thân thiện, HS tích cực nên các trường sẽ tận dụng tối đa nguồn lực của mình vào việc triển khai hội thi một cách hiệu quả.
Nhóm chủ trì triển khai dự án đã từng thực hiện thành công dự án bảo vệ động vật hoang dã ở xã tân Mỹ, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre; đây là kênh tích hợp thuận lợi vào khai thác hệ thống hạ tầng thông tin (website), kinh nghiệm, tình nguyện viên.
Các nhà tài trợ, đối tác của dự án: Thanh tra Chính phủ, WB, Đại sứ quán Canađa, Tổ chức Minh bạch Quốc tế, bộ Phát triển Quốc tế, Vương quốc Anh, Tổ chức SJ Việt Nam, Dự án Nâng cao năng lực tình nguyện của TW Đoàn…là những cơ quan tài trợ, tư vấn và hỗ trợ về chuyên môn, kỹ thuật và kết nối hợp tác của dự án.
Dự án nhận được sự quan tâm và mời nhiều cán bộ lão thành cách mạng, nhà giáo nhân dân, cán bộ về hưu tâm huyết tham gia tư vấn, góp ý trong quá trình triển khai thực hiện.
B- Ghi nhanh về Hội thi do trường THCS Thị trấn Ba Tri tổ chức ngày 29/4
Ba Tri là địa phương được Dự án xác định là một trong những địa bàn trọng điểm triển khai dự án với 2 Hội thi cấp cơ sở do trường THCS Thị trấn Ba Tri và trường THPT Sương Nguyệt Anh là đầu mối. Hội thi của P.141 tại trường THCS Thị trấn Ba Tri phát động từ tháng 3/2012 đã nhận được 17 bài dự thi của thầy cô giáo và HS đến từ 12 trường THCS trên địa bàn huyện. Qua vòng sơ khảo (chấm bài lý thuyết) có 7 bài dự thi được vào vòng thi chung kết xếp hạng cấp cơ sở ngày 29/4/2012 với sự tham gia của đông đảo thầy cô giáo, phụ huynh học sinh, đại diện chính quyền, đoàn thể địa phương, phòng GD&ĐT huyện Ba Tri, Ban điều hành dự án cấp tỉnh, đại diện Thanh tra tỉnh Bến Tre…
17 bài dự thi tại trường THCS Thị trấn là 17 câu chuyện của các thí sinh tâm huyết với sự nghiệp trồng Người; không chỉ bật lên những điển hình làm theo gương Bác, làm tốt giáo dục, rèn luyện nhân cách, đạo đức cho HS, kết nối diễn đàn giáo dục đạo đức cho HS phổ thông do Cty Dệt May Nguyên Dung tài trợ thực hiện, mời NGND, TS Đặng Huỳnh Mai nguyên Thứ trưởng Bộ GD & ĐT trao đổi với GV huyện Ba Tri mà còn để lại nhiều bài học sâu sắc cho những người có mặt trong hội thi. Ban giám khảo HT tại trường THCS TT Ba Tri có 1 ngoại lệ so với BGK 11 hội thi cấp cơ sở của P.141, tăng thành viên lên 6 vị và có đến 2 chuyên gia đến từ ngành Thanh tra để có thể “cầm cân nảy mực” cho 1 cuộc tranh tài có tính cạnh tranh cao từ 12 trường và có cà HS dự thi cùng thầy cô của mình…
Bằng lối vào bài mộc mạc, đầy cảm xúc, khai thác hiệu ứng của công nghệ thông tin và truền thông hiện đại, thí sinh Nguyễn Thị Kim Loan, giáo viên Trường THCSAn Ngãi Tây đã khiến cho người dự HT thật sự cảm động khi đưa ra và thực hiện trên thực tế 1 thiết kế ngoại khóa về Giáo dục liêm chínhtrong nhà trường. Đó là một thiết kế hoàn hảo mà những người có mặt ở hội thi ai cũng nhận ra tính thuyết phục khi được trao giải nhất của Hội thi.
Những suy nghĩ tìm tòi để đưa ra thể nghiệm các vấn đề cơ bản của giáo dục PCTN vào nhà trường đã được thầy Nguyễn Văn Hiền, GV trường THCS Thị trấn Ba Tri thể nghiệm trong một thiết kế hoạt động ngoại khóa rất mới, giúp HS tòm hiểu về vần nạn Tham nhũng bằng những thông tin sinh động, những trò chơi gần gũi, giúp HS lớp 9 – những người mà năm học sau, khi lên lớp 10 sẽ tham gia Chương trình GD PCTN theo qui định của Bộ GD&ĐT. Thiết kế này đã dành giải nhì của Hội thi.
Tâm điểm của HT là ở giải ba của Liên đội trưởng TNTP HCM trường THCS TT Ba Tri, em Phan Châu Thành, Lớp 91– với thiết kế HĐNK: Sống trung thực, liêm chính bạn được gì ? Các thành viên BGK phải hội ý riêng về trường hợp này và bài dự thi của thí sinh Châu Thành không chỉ được chấm tại chỗ mà còn được tìm hiểu, quan sát từ xa… với sân chơi Sống trung thực, liêm chính bạn được gì ? Châu Thành đã giới thiệu một kênh giáo dục đã được biết đến nhưng ít được quan tâm: Tự giáo dục của HS, các em – những người trẻ tuổi hết sức bình thường, họ “làm theo Bác” qua những công việc hằng ngàycần mẫn với công việc học tập … và cũng hào hứng sôi động với những trò chơi, những hoạt động đố vui học đường hàng ngày lại phát đi nhiều thông điệp kêu gọi HS làm những việc đơn giản nhất để sống trung thực, liêm chính như: tiết kiệm, chia sẻ công việc với bạn cùng lớp, giúp đỡ người khó khăn xung quanh…
Ths. Phạm Văn Luân, trưởng Ban điều hành DA cho biết “ với 11 cuộc thi cấp cơ sở, hội thi ở thị trấn Ba Tri có 2 cái nhất: thu hút nhiều trường tham gia nhất: 12 trường học tham gia. Là cụm thi THCS duy nhất có HS dự thi và đạt giải. Từ hội thi, Ban tổ chức đã chọn ra những bài tốt để ghi âm lại, ghi hình dùng làm tài liệu để tuyên truyền, làm sao cho mọi người hiểu về GDLC, biết thực hành sống LC theo gương Bác Hồ kính yêu ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường”.
Hi vọng qua hội thi này, bài học sống làm người tốt, sống liêm chính ở huyện Ba Tri sẽ được nhân rộng trong nhân dân và là cách tuyên truyền đem lại hiệu quả cao nhất trong việc hưởng ứng cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh nhân kỷ niệm 122 ngày sinh của Người.
(Sáng tạo Trẻ + Minh Đức – Đài TT Ba Tri)
Xứ Dừa
0