Dự án đã thực hiện
Nhóm nghiên cứu sân chim Vàm Hồ thực địa Trung tâm Nghiên cứu Rừng ngập mặn Cần Giờ

Nhóm nghiên cứu sân chim Vàm Hồ thực địa Trung tâm Nghiên cứu Rừng ngập mặn Cần Giờ

5

Nhóm nghiên cứu của trường CĐ Bến Tre đã triển khai thực hiện đề tài (gọi tắt là Bộ sưu tập sân chim Vàm Hồ) từ tháng 6/2012; Vừa qua, nhóm nghiên cứu đã có chuyến thực địa, so sánh mẫu nghiên cứu và trao đổi với chuyên gia – TS Lê Đức Tuấn, GĐ Trung tâm NCRNM Cần Giờ – tác giả cuốn sách Khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ (Can Gio Mangrove Biophere Reserve)- Ban quản lý rừng phòng hộ môi trường, tp HCM. NXB Nông nghiệp. Đây là hoạt động quan trọng của đề tài; dưới đây là thông tin chuyến công tác này…

– Tham gia đoàn, ngoài thành viên nhóm nghiên cứu do Ths Huỳnh Thị Kim Tuyến phụ trách, có ông Mai Thượng Hanh – Tp KSON, Chi cục BVMT tỉnh Bến Tre – thay mặt cơ quan giám sát đề tài; ông Lê Du Tiệp, trưởng phòng NCKH-QHQT, ông Phạm Văn Luân, trưởng nhóm STT…

Theo giới thiệu của TS Lê Đức Tuấn, Rừng NM Cần Giờ hiện có khoảng 10. 000 ha được giao cho 14 đơn vị quản lý dưới hình thức nhậnn khoán, trong đó có 2 đơn vị làm du  lịch là Cty DLST Cần Giờ (khoảng 1.800 ha); Khu DLST Vàm sát (khoảng 1500 ha, có sân chim khoảng 600 ha)  giao cho hộ dân quản lý; 10. 000 ha; 10. 000 ha dành cho nghiên cứu khoa học, trong đó riêng Trung tâm NCRNMCG là 165 ha; ĐH KH Tự nhiên 20 ha (dành để quan trắc tự nhiên đỗ, ngã và tái tạo, phục hồi rừng NM sau bão) thuộc vùng đảo khỉ. Hiện nay Bộ tư lệnh thành phố Hồ Chí Minh là đơn vị được giao Rừng NM Cần Giờ xây dựng thành khu di tích lịch sử để bảo tồn, khai thác..

Hệ động vật ở RNM Cần Giờ có nhiều nét tương đồng với sân chim Vàm Hồ trước đây, điểm khác biệt là trong bộ sưu tập động vật RNM cần Giờ điểm nổi bật được nhiều người biết đến là bộ khỉ với một đảo khỉ với khoảng 700 cá thể chia thành 7 bầy, 6 bầy sống tự nhiên, 1 bầy được cho ăn (khai thác du lịch); hiện tại xung quanh Trung tâm NCRNM có 1 bầy khỉ sống tự nhiên (70 cá thể). Khỉ, Jen cá sấu Hoa cà đang được bảo tồn nghiêm ngặt tại Cần Giờ. Ngoài ra, sân chim Cần Giờ do Cty DL Rừng sác quản lý có bộ sưu tập chim cò khá phong phú, tuy nhiên, theo TS Tuấn, giới nghiên cứu về chim khi vào Tp Hồ Chí Minh tìm hiểu chim đều có khuynh hướng xuống sân chim Vàm Hồ, Ba Tri, Bến Tre là sân chim đáng nghiên cứu gần Tp HCM nhất.

Mở đầu buổi làm việc tại Cần Giờ, trưởng nhóm STT tặng GĐ Trung tâm NCRNM Cần Giờ ảnh về chim, cò tại sân chim Vàm Hồ – thành quả của dự án sổ tay bảo vệ sân chim Vàm Hồ do nhóm STT thực hiện

Giới thiệu về 1 loài cò đặc hữu của sân chim Vàm Hồ

Đoàn nghiên cứu dùng bữa trưa dã chiến tại Trung tâm

Chụp ảnh lưu niệm trước giờ rời văn phòng TTNC đi thực địa RNM Cần Giờ

Ấn tượng đầu tiên khi bước vào rừng cần Giờ

TS Lê Đức Tuấn hướng dẫn thực địa và đối chiếu, so sánh mẫu nghiên cứu

Bộ rễ một loài cây rừng NM hay đàn rắn ở nơi đây???

Bộ sưu tập thực vật tại Trung tâm có diện tích 5ha/165 ha với 30 loài

Chia tay Cần Giờ, nhóm nghiên cứu trở về Bến Tre với đề tài Bộ sưu hiện trạng các loài động, thực vật tại sân chim Vàm Hồ và giải pháp bảo tồn” đang chờ đợi…

(Tin, ảnh: TVN, nhóm STT Bến Tre)