Dự án PARAFF/C1-082
Trường tiểu học Bến Tre – TP Bến Tre: Kinh nghiệm xây dựng mô hình y tế trường học

Trường tiểu học Bến Tre – TP Bến Tre: Kinh nghiệm xây dựng mô hình y tế trường học

5 Trong buổi gặp gỡ tại trường Thầy Lê Văn Năm cho biết: để có các điều kiện nêu trên là không khó nếu như lãnh đạo các cấp trường học quan tâm xem như nhu cầu thực hiện mô hình y tế trường học là cần thiết. Bởi giáo dục đúng nghĩa không chỉ đặt nặng về tri thức mà giáo dục con người toàn diện: Có kiến thức, đạo đức và có sức khỏe.Thầy nhấn mạnh: “ Sức khỏe con người là quý nhất, người có sức khỏe mới sống cho mình và cống hiến sức lực cho mọi người trong xã hội”
Chia sẻ kinh nghiệm thực hiện xây dựng mô hình y tế trường học tại trường tiểu học Bến Tre trong thời gian qua Thầy nói: “ Mô hình này được thực hiện từ năm học 2000- 2001 đến nay. Kể từ khi Bảo hiểm y tế (BHYT) triển khai trong học sinh. Hưởng ứng việc này nhà trường động viên học sinh, vận động các bậc phụ huynh tự nguyện mua BHYT kết quả 100% học sinh mua BHYT tự nguyện. Từ đó đến nay việc vận động mua BHYT học sinh hàng năm luôn đạt tỉ lệ 98% ( 2% học sinh có cha mẹ làm công an nhân dân)
Tại sao phải quyết tâm vận động phụ huynh mua BHYT, bởi đó là giải pháp để tạo nguồn kinh phí cho hoạt động y tế trường học. Thứ nhất: nguồn kinh phí được trích ra từ tổng kinh phí thu BHYT là 18%, với số lượng học sinh là 1.597 (năm học 2008- 2009) thì nguồn thu trên gần 35 triêu đồng (mức phí BHYT quy định học sinh nội thành 120.000đ/1hs). Nguồn kinh phí thứ hai từ quỹ đóng góp của cha mẹ học sinh, hàng năm dùng vào việc xây dựng thêm cơ sở vật chất, mua sắm thêm trang thiết bị phục vụ học tập.Ngoài hai ngyuồn kinh phí trên nhà trường không có vận động nguồn nào khác.

 Nhân lực.

Như trong một đội quân ra trận có tướng và có quân, việc tìm một Y sĩ đa khoa, Điều dưỡng trung học được đào tạo chất lượng làm tốt công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu tại tuyến cơ sở là không khó. Một thời gian (từ 1996- 2003) nhiều khóa học sinh Y sĩ y học cổ truyền được đào tạo tại trường Trung học Y tế Bến Tre, ra trường phải mất một đến hai năm mà chưa xin được việc làm. Trong đó có em nộp đơn xin việc ở các trường Phổ thông trung học; biết là thiếu cán bộ làm công tác y tế trường học, nhưng không dám nhận vì không có kinh phí để trả. Cho thấy loay hoay các vấn đề không phải vì nhân lực y tế tức là quân phục vụ y tế trường học thiếu. Tóm lại có thể nói để triển khai thực hiện mô hình y tế trường học ở tỉnh ta, quân không tệ song tướng không giỏi. Có lẻ việc xây dựng mô hình y tế trường học trong tỉnh ta hiện nay đang thiếu trầm trọng những con chim đầu đàn, đủ sức bay cao, bay xa và nhất là biết dẫn đàn bay về hướng nào?

 Phương tiện thiết bị, cơ chế tổ chức

Trong hoàn cảnh khó khăn về kinh phí, cơ sở vật chất , tranh thiết bị cho hoạt động; khó khăn về nhân lực xuất phát từ không tạo được nguồn kinh phí. Việc vận động phụ huynh đóng góp kinh phí xây dựng cơ sở vật chất ; tham gia mua BHYT học sinh đầy đủ chính là thực hiện mô hình xã hội hóa… “ Với cách thực hiện này nếu như trường có số lượng học sinh trên 800 học sinh có thể hợp đồng được một cán bộ y tế ( có thể là CB y tế Ấp,cán bộ y tế nghỉ hưu tại nơi đia phương). Lương trả hợp đồng từ nguồn thu BHYT trích ra 18%”… đây cũng là ý kiến của ông Lê Văn Năm.

Tuy nhiên đâu phải trường tiểu học nào trong địa bàn thành phố cũng thực hiện tốt việc xây dựng mô hình y tế trường học như trường Tiểu học Bến Tre. Bí quyết duy trì mô hình y tế trường học ở trường tiểu học này khá đặc biệt bởi những tiêu chí về sức khỏe luôn luôn được lồng ghép trong các cuộc vận động tuyên truyền. Sự thành công này xụất phát từ những tấm lòng quan tâm đến sức khỏe học sinh của tập thể Ban Giám hiệu nhà trường, cán bộ công nhân viên- giáo viên đồng tâm hiệp ý trong việc giữ vững duy trì tổ chức thực hiện tốt mô hình y tế trường học. Cùng với việc nỗ lực dạy và học của thấy trò trường Tiểu học Bến Tre, hầu trao cho các em học sinh những kiến thức đầu đời…

Thanh Trẻ