
Hành trình sự kiện 30 tháng 4 mở đầu từ cuộc gặp gỡ “nhân chứng sống” quán Nhan Hương
Sáng ngày 2/3, nhóm sinh viên thực tập cuối khóa của Khoa Quản lý văn hóa, nghệ thuật từ trường Đại học Văn hóa TP. Hồ Chí Minh được sự hướng dẫn của TS Phạm Văn Luân đã có cơ hội trò chuyện cùng chú Trần Văn Phùng – cháu ruột của chủ quán Nhan Hương – nơi còn gọi là “Quán biệt động” trong Thảo cầm viên Sài Gòn.

trong quan Nhan Hương. Ảnh: TL
Tại số nhà 10D/10 đường số 8, phường Hiệp Bình Phước, thành phố Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh, các bạn sinh viên đã được nghe chú Phùng kể về những kỉ niệm ngày bé tại quán Nhan Hương, về những cô chú biệt động Sài Gòn và cả niềm ngỡ ngàng, xúc động khi biết quán ăn của gia đình chính là nơi diễn ra hoạt động giao liên, cung cấp mật tin của kẻ địch đến tổ chức cách mạng. Qua lời kể của chú, nhóm không những biết thêm về một phần lịch sử dân tộc mà còn khơi gợi lên lòng yêu nước, nhận thức sâu sắc và mở ra ý tưởng về các dự án bảo tồn di sản văn hóa Sài Gòn nói riêng và Việt Nam nói chung.

Ảnh: Thanh Hải
Nhóm sinh viên thực tập chúng em xin chân thành cảm ơn giảng viên hướng dẫn thầy Phạm Văn Luân và chú Trần Văn Phùng đã dành thời gian chia sẻ những nội dung hết sức ý nghĩa, xúc động về một giai đoạn hào hùng của trang sử dân tộc trong không khí cả nước ta đang hướng tới sự kiện 30/4.

Ảnh: Thanh Hải


Khánh Hằng